Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ:
-hoán dụ: "bàn tay": (lấy bộ phận chỉ toàn thể) chỉ người lao động và sức mạnh lao động cải tạo thiện nhiên, xã hội của con người.
- ân dụ:
+ "sỏi đá": khó khăn , gian nan
+ "cơm": thành quả lao động của con người
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta chịu nhiều gian khổ vừa chống giặc vừa đảm bảo đời sống. Từ đó có nhiều đoàn công binh đã háng hái đi khai hoang vỡ đất, trồng trọt sản xuất để nuôi quân. Nhằm ca ngợi tinh thần lao động của các chiến sĩ ấy, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân trong thời gian qua, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên:
“Bàn tay ta làm nên tất cả”, hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động. Như vậy từ những mảnh đất khô cằn chính sức lao động của con người đã cải tạo, biến “sỏi đá” thành chất dinh dưỡng cho cây lúa làm ra cơm gạo và tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Quả thật, sức lao động sáng tạo của con người rất to lớn.
Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải chịu cảnh chiến tranh chết chóc, bom đạn cày xới mảnh đất quê hương. Khi hòa bình nhân dân ta phải xây dựng lại, phải “biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng”. Và chính đôi bàn tay cần cù lao động của người dân chịu thương chịu khó đã dần dần làm thay da đổi thịt mảnh đất này. Về vùng đất Củ Chi, ta sẽ thấy những hố bom, những ụ pháo, những vành đai sắt ngày nào giờ đây nhờ sức lao động cần cù của người dân Củ Chi, xưa kia kiên cường trong chiến đấu nay lại cần mẫn trong lao động – đã trở nên trù phú xanh tươi. Rồi đến những vùng đất hoang vu quanh năm nước nổi ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười – vùng rừng sát, rừng ngập mặn trước kia không ai qua lại – giờ đây mọc lên những nhà ngói đỏ san sát, vườn tược sum sê, đồng lúa rập rờn. Chính bàn tay lao động cùng với trái tim khối óc đã làm vùng kỉnh tế mới này tràn đầy sức sống. Như vậy, chỉ cần cần cù lao động, tất cả mọi việc, dù khó khăn đến đâu, ta cũng có thể giải quyết được.
Ta hãy nhìn lại những dòng kênh xanh nối tiếp nhau chảy vào đồng ruộng; những đập thủy điện Trị An, Sông Đà với những công trình xây dựng trên những vùng đất khô cằn; những chiếc cầu, con đường huyết mạch lưu thông từ nơi này sang nơi khác chạy dọc chạy ngang khắp mọi miền của đất nước; những nhà máy mọc lên như nấm; hàng loạt, hàng loạt nhà cao tầng, dinh thự đã xuất hiện trên những mảnh đất xưa kia là đồng khô cỏ cháy, là hố bom, ụ pháo… ta mới hiểu được sức lao động của con người có thể làm thay da đổi thịt đất nước, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Chính đôi bàn tay, khối óc, sự lao động không mệt mỏi của con người đã biến “sỏi đá” thành cơm gạo,… thành cuộc sống ấm no hạnh phúc, chính ‘bàn tay ta” đã “làm nên tất cả”. Quả đúng như vậy. Có dịp suy ngẫm, kiểm nghiệm lại ta mới thấy hết ý nghĩa trong lời thơ của Hoàng Trung Thông và hiểu rõ giá trị của lao động…
a, Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
==> Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu trượng: Ca ngợi sức mạnh tinh thần, đoàn kết tập thể làm lên mọi chiến thắng.
b, Vì lời ích mười năm trồng
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
==> Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu trượng: Nâng cao vai trò giá trị việc đầu tư yếu tố con người là quan trọng nhất.
c, Áo chàm đưa buổi phận ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
==> Dấu hiệu sự vật gọi tên sự vật : Để diễn tả tâm trạng lưu luyến cảnh chia tay đồng bào Việt Bắc với các anh chiến sĩ khi trở về thủ đô
d,Vì sao Trái Đất ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
==> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng : Tình cảm sâu nặng, nhớ thương của nhân dân với Bác Hồ
e, Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đó cũng thành công.
==> Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể : ca ngợi sức mạnh của người lao động, chinh phục thiên nhiên làm nên mọi thành công.
Chúc bạn học tốt!
a. - Một là đơn vị nhỏ nhất, muốn nói về kết hợp, đoàn kết. - Ba đơn vị tạo nên số nhiều, muốn nói về kết hợp, đoàn kết. Đổ máu là việc con người hay động vật bị đâm có thể gây tự thương. Huế đổ máu là muốn nhắc tới những ngày chiến tranh đầy chết chóc, khi tực dân Pháp quay trở lại xâm lược (1947)
.b. Mười năm, trăm năm - > Lấy con số cụ thể để gọi sự vật trừu tượng (ta còn gọi là Cái số).
c. Áo chàm - > Lấy dấu hiệu của sự vật (dấu hiệu y phục của người dân Việt Bắc) để gọi sự vật (là người dân Việt Bắc). d. Trái đất - > Lất vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật được chứa đựng (đông đảo nhân dân bị áp bức trên thế giới).
d. Trái đất - > Lất vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật được chứa đựng (đông đảo nhân dân bị áp bức trên thế giới).
e. - Bàn tay ta là một bộ phận của cả con người. Bàn tay là bộ phận trực tiếp đưa sức người để lao động chân tay có hiệu quả. Nói bàn tay ta là dùng một bộ phận để nhấn mạnh khả năng lao động của con người
Gần một thế kỉ, nhân dân ta sống cuộc đời nô lệ, lầm than, đất nước ta bị giày xéo dưới gót giày thực dân, đế quốc. Sau ngày giải phóng, trên đất nước đâu cũng thấy vết tích của chiến tranh. Nhưng do bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, đất nước ngày một thay da đổi thịt. Đó là một minh chứng hùng hồn khẳng định rằng:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Câu thơ giản dị nhưng chứa đựng một chân lí thật sâu sắc. Ở đây “bàn tay” chính là sức lao động của con người. Lao động sẽ làm nên tất cả. Trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, ta có gặp “sỏi đá” - những gian khổ ngăn trở, nhưng nhờ lao động ta sẽ vượt qua, mang về thành quả lao động là cơm ngon dẻo. Câu thơ không những cho thấy sức lao động của con người đã cải tạo thiên nhiên, mà còn là lời ngợi ca vai trò to lớn của lao động mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.
Xưa kia, bị đày ra hoang đảo, chỉ với một thanh gươm cùn mà Mai An Tiêm đã cải tạo được cuộc sống của gia đình mình. Không có ai giúp đỡ, không có một công cụ tốt để làm việc, chàng cũng chẳng có mảnh đất màu mỡ và một điều kiện thuận lợi nào. Chàng chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù, sáng tạo, không ngại khó, ngại khổ. Bàn tay ấy trồng rau dại, mò con ngáo, cái hến, bàn tay ấy trồng dưa trên đất khô cằn. Chính nhờ lao động, gia đình An Tiêm đã sống được trên hoang đảo và trồng trên đó cây trái để ăn, để tồn tại mà không bị sự khắc nghiệt của thiên nhiên huỷ diệt.
Trước cách mạng, đất nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác. Trong kháng chiến chúng ta thực hiện tăng gia sản xuất ăn no đánh thắng kẻ thù. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã tạo sức mạnh hậu phương, góp phần cho chiến thắng, chúng ta đã lao động, đã tạo nên vũ khí, lương thực cho bộ đội kháng chiến.
Thế rồi, khi đất nước thống nhất, nhân dân ta lại say sưa lao động để hàn gắn vết thương chiến tranh. Ở nơi đâu có bàn tay con người ở đó những hố bom bị lấp, mìn bị phá. Bàn tay lao động hăng say như một liều thuốc xoa dịu, xoá đi mọi vết tích hoang tàn. Những cánh đồng ngập trắng nước ngày xưa bây giờ đã bát ngát màu xanh. Còn đâu “chiêm khê mùa thối”, “đồng trắng nước trong”.
Bàn tay lao động đã đưa màu xanh trở lại với núi đồi sau bao năm bị bom đạn, chất độc màu da cam huỷ diệt. Trong chiến tranh, những rừng dừa chỉ còn trơ cọng, xác xơ, ngày nay đã ra hoa kết trái, tươi xanh Thật khó nhận ra rằng- Những khu rừng đang xanh tươi ấy đã từng mai màu vàng xác xơ. Chỉ có lao động mới có thể làm nên điều kì diệu ấy. Nhân dân ta hăng hái khai phá đất hoang. Ngày nay, ta nhìn Tây Nguyên như một mảnh đất đầy hứa hẹn, rồi lòng chảo Điện Biên đang sống những màu xanh. Nếu biết khi xưa đó là một vùng "rừng thiêng nước độc" thì ta mới thấy hết sự màu nhiệm có thực của bàn tay lao động.
Bàn tay ta làm nên tất cả, quả là như vậy! Công trình thế kỉ “thủy điện Sông Đà” là một minh chứng Từ lao động mới có những đường hầm rộng lớn dưới lòng đất, bàn tay lao động đã biến núi đá thành bờ, thung lũng thành hồ nước để nhạc sĩ ca ngợi bằng câu hát: “Ai đắp dập, ai phá núi, cho hồ nước đầy, nhịp đời sinh sôi. Thuyền về bến mới, cá nặng lưới đầy.." (Hồ trên núi). Bến mới ở đây không phải là ở sông mà ở trên núi, bến mới ấy do con người làm nên, cho “thuyền về”, cuộc đời "sinh sôi". Lao động đã bắt con Sông Đà làm ra điện phục vụ con người, đã cải tạo thiên nhiên để thiên nhiên trở nên có ích. Còn nhiều nhiều nữa, đó là công trình thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ. Bàn tay lao động đã làm ra những cây cầu Thăng Long, những công trình đường dây tải điện 500 KV... và trên quê hương Nam Định của chúng ta cây cầu Đò Quan mới vững chắc, rộng lớn mọc lên sừng sững đã cho thấy sức lao động của con người là vô hạn.
Biển bao la và vô tận. Chúng ta đã có những giàn khoan khai thác dầu đứng hiên ngang giữa biển. Này đây những mỏ Bạch Hổ, những Đại Hùng mang lợi cho Tổ quốc mỗi năm cả triệu tấn dầu. Núi có mòn, sóng có cạn nhưng sức lao động của con người không bao giờ cạn kiệt, không có lao động làm sao ta có thể khai thác được “vàng đen” cho Tổ mốc và xây dựng lên những công trình thế kỉ như thế!
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Bàn tay còn làm ra mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Áo ta đang mặc do đâu mà có? Cơm ta đang ăn cái gì làm ra? Bàn ghế, nhà cửa của ta chẳng lẽ tự nhiên mà có? Không chỉ có lao động, lao động đã tạo ra tất cả những thứ phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta. Nếu ngày xưa, đất nước ta phải nhập lúa gạo thì bây giờ Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới. Nếu khi trước, nước ta còn phải trông đợi nhiều vào sự trợ giúp của bạn bè quốc tế thì ngày nay ta đã đứng vững trên đôi chân của mình. Lao động đã tạo nên những biến đổi đó.
Nhưng lao động không chỉ phục vụ những sinh hoạt vật chất mà còn sáng tạo ra những tác phẩm văn chương, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh.... Không có Nguyễn Du thì làm sao ta có thể biết đến nàng Kiều. Không có sự lao động miệt mài của Tô Ngọc Vân ta làm sao có thể được thưởng thức vẻ đẹp của bức tranh “Cô gái bên hoa huệ”. Sự lao động nghệ thuật. Ấy thật đáng quý, đáng trân trọng. Nó đã là sản phẩm tinh thần không thể thiếu đối với chúng ta.
Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Từ những thứ nhỏ nhất như cây bút, cái bàn, chiếc cặp, đến những thứ vĩ đại nhất như Vạn Lí Trường Thành công trình thuỷ điện thế kỉ đều do lao động mà có. Lao động tạo ra mọi thứ và "Lao động sáng tạo ra con người”(Ăng-ghen). Bàn tay con người đã “ngăn sông làm diện, khoan biển làm dầu" (Tố Hữu). Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới có biết bao công trình từ bàn tay, khối óc con người. Bàn tay con người làm nên tàu vũ trụ thám hiểm không gian, bàn tay con người đào đường hầm qua biển Măng - sơ. Sức lao động của con người thật là vô kể. Lao động để cải tạo thiên nhiên, cải tạo con người, lao động phục vụ đời sống và sinh hoạt. Và như Hoàng Trung Thông đã viết.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đó là chân lí đã được lịch sử chứng minh. Đó là một niềm tin sắt đá: Có lao động thì không có gì là khó khăn cả. Lao động chính là nguồn sống và hạnh phúc của chúng ta
Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hằng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hai câu thơ trên là một nhận xét có giá trị như một chân lí đã được thực tiễn của cách mạng của dân tộc ta chứng minh.
Trong câu thơ đầu, “Bàn tay” là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sức lao động của con người. Cũng nhờ đó, con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại, mọi chông gai, “sỏi đá” trong cuộc đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên. “Sỏi đá” trong câu thơ chính là hình ảnh tượng trưng có tính khái quát những khó khăn và trở ngại vừa nói:
Nhờ sức cần lao bền bỉ cần cù, con người đã biến “sỏi đá” thành “cơm”.Cơm nói một cách khác chính là của cải vật chất, những sản phẩm cần yếu, thiết thực để nuôi sông con người. “Cơm” ở đây tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu hoạch được nhờ vào sức cần lao của mình.
Hai câu thơ nêu lên một môi quan hệ nhân quả đúng quy luật, cho thấy chính lao động của con người chứ không phải cái gì khác đã góp phần cải tạo thiên nhiên, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho con người.
Đây là một lời khẳng định, hơn thế nữa là một lời ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành quả trong xã hội con người.
Thực tiễn cách mạng của dân tộc ta trước hết chứng minh bàn tay con người đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và xã hội ta.
Thật vậy, trước Cách mạng tháng Tám, đất nước ta còn lạc hậu, nghèo nàn và xơ xác biết bao. Đại bộ phận nông dân thời đó đều là những anh Pha, chị Dậu sông chui rúc trong những mái nhà tranh xiêu vẹo và ọp ẹp. Chính những người này đã bước vào cuộc kháng chiến trường kì gian khổ ngót chín năm trời. Bàn tay người hậu phương khi ấy đã tích cực tăng gia sản xuất, đổ mồ hôi - đôi khi đổ xương máu mình, để làm ra lúa gạo nuôi cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Ta làm sao quên được trong trang sáchtruyện “Con trâu” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, hình ảnh gia đình anh Trợ đã kéo bừa thay trâu. Hay trong thực tế chiến dịch Điện Biên, hình ảnh hàng vạn dân chao; thồ gạo, thồ đạn lên mặt trận để nuôi dưỡng tiếp sức cho anh “Bộ đội cụ Hồ” viết xong thiên sử đẹp:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
(Tố Hữu)
Các hình ảnh ấy là gì nếu không phải là những chứng minh hùng hồn cho “bàn tay” cần lao đã biến được “sỏi đá” thành “cơm”.
Tiếp đó là cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước càng ác liệt hơn. Trong các giai đoạn lịch sử này, nhân dân miền Bắc lại tiếp tục tăng gia sản :;uất, khai phá đất hoang, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “vì sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã mọc lên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa khiến cho sản xuất không những nông nghiệp mà cả công nghiệp phát triển mạnh mẽ biến một nửa nước này thành hậu phương bao la, góp phần đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Trong một nửa nước còn lại, tại các vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng, bà con nông dân các dân tộc cũng đã góp bàn tay của mình biến “sỏi đá” thành “cơm” chung sức với tiền tuyến một lòng đánh Mỹ với niềm tin tất thắng.
Khi non sông ta sạch bóng quân thù, nước nhà vĩnh viễn độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân ta lại chen vai sát cánh nhau trên ruộng đồng nương rẫy, chung tay ra sức hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Khắp nơi bà con cùng nhau lấp hố bom, phá mìn, cải tạo đất đai, trả lại màu xanh cho ruộng đồng xứ sở. Từ Tây Bắc, Việt Bắc đến Tây Nguyên, đâu đâu bàn tay người cũng góp phần tích cực khai phá đất hoang làm ra biết bao lúa gạo của cải nuôi sông con người. Từ bàn tay người, biết bao công trình mới đã được dựng lên: đường sắt Thống Nhất, thủy điện sông Đà, thủy điện Trị An, Y-a-li, cầu Thăng Long, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu... và còn biết bao công trình lớn nhỏ khác ở các địa phương cứ mọc lên kì diệu dưới bàn tay người cứ như có một phép lạ nào!
Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật từ xưa đến nay, bàn tay con người đã làm ra mọi thứ cần thiết, Từ thóc gạo, rau quả, thịt cá... nghĩa là mọi thứ thực phẩm thiết yếu đến các vật dụng cần dùng như bàn ghế cửa nhà. Đó là chưa kể đến những tác phẩm văn học nghệ thuật thơ nhạc, phim ảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi người.
Tóm lại, ai cũng thấy mọi thứ của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do bàn tay con người hay nói một cách khác - sức lao động của con người làm ra cả.
Hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông khẳng định giá trị và khả năng to lớn của sức lao động trong đời sống hàng ngày và cả trongviệc xây đắp những công trình lớn của đất nước. Phải chăng qua hai câu này nhà thơ muôn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết quý trọng lao động và các thành quả do sức cần lao ấy tạo nên.
Đối với chúng ta, giờ đây không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn chuyên cần chăm chỉ trong các giờ hướng nghiệp, để mai sau trở thành người lao động mới, đem bàn tay mình biến sỏi đá thành cơm góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh.
Gần một thế kỉ, nhân dân ta sống cuộc đời nô lệ, lầm than, đất nước ta bị giày xéo dưới gót giày thực dân, đế quốc. Sau ngày giải phóng, trên đất nước đâu cũng thấy vết tích của chiến tranh. Nhưng do bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, đất nước ngày một thay da đổi thịt. Đó là một minh chứng hùng hồn khẳng định rằng:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Câu thơ giản dị nhưng chứa đựng một chân lí thật sâu sắc. Ở đây “bàn tay” chính là sức lao động của con người. Lao động sẽ làm nên tất cả. Trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, ta có gặp “sỏi đá” - những gian khổ ngăn trở, nhưng nhờ lao động ta sẽ vượt qua, mang về thành quả lao động là cơm ngon dẻo. Câu thơ không những cho thấy sức lao động của con người đã cải tạo thiên nhiên, mà còn là lời ngợi ca vai trò to lớn của lao động mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.
Xưa kia, bị đày ra hoang đảo, chỉ với một thanh gươm cùn mà Mai An Tiêm đã cải tạo được cuộc sống của gia đình mình. Không có ai giúp đỡ, không có một công cụ tốt để làm việc, chàng cũng chẳng có mảnh đất màu mỡ và một điều kiện thuận lợi nào. Chàng chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù, sáng tạo, không ngại khó, ngại khổ. Bàn tay ấy trồng rau dại, mò con ngáo, cái hến, bàn tay ấy trồng dưa trên đất khô cằn. Chính nhờ lao động, gia đình An Tiêm đã sống được trên hoang đảo và trồng trên đó cây trái để ăn, để tồn tại mà không bị sự khắc nghiệt của thiên nhiên huỷ diệt.
Trước cách mạng, đất nước ta là một nước nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác. Trong kháng chiến chúng ta thực hiện tăng gia sản xuất ăn no đánh thắng kẻ thù. Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã tạo sức mạnh hậu phương, góp phần cho chiến thắng, chúng ta đã lao động, đã tạo nên vũ khí, lương thực cho bộ đội kháng chiến.
Thế rồi, khi đất nước thống nhất, nhân dân ta lại say sưa lao động để hàn gắn vết thương chiến tranh. Ở nơi đâu có bàn tay con người ở đó những hố bom bị lấp, mìn bị phá. Bàn tay lao động hăng say như một liều thuốc xoa dịu, xoá đi mọi vết tích hoang tàn. Những cánh đồng ngập trắng nước ngày xưa bây giờ đã bát ngát màu xanh. Còn đâu “chiêm khê mùa thối”, “đồng trắng nước trong”.
Bàn tay lao động đã đưa màu xanh trở lại với núi đồi sau bao năm bị bom đạn, chất độc màu da cam huỷ diệt. Trong chiến tranh, những rừng dừa chỉ còn trơ cọng, xác xơ, ngày nay đã ra hoa kết trái, tươi xanh Thật khó nhận ra rằng- Những khu rừng đang xanh tươi ấy đã từng mai màu vàng xác xơ. Chỉ có lao động mới có thể làm nên điều kì diệu ấy. Nhân dân ta hăng hái khai phá đất hoang. Ngày nay, ta nhìn Tây Nguyên như một mảnh đất đầy hứa hẹn, rồi lòng chảo Điện Biên đang sống những màu xanh. Nếu biết khi xưa đó là một vùng "rừng thiêng nước độc" thì ta mới thấy hết sự màu nhiệm có thực của bàn tay lao động.
Bàn tay ta làm nên tất cả, quả là như vậy! Công trình thế kỉ “thủy điện Sông Đà” là một minh chứng Từ lao động mới có những đường hầm rộng lớn dưới lòng đất, bàn tay lao động đã biến núi đá thành bờ, thung lũng thành hồ nước để nhạc sĩ ca ngợi bằng câu hát: “Ai đắp dập, ai phá núi, cho hồ nước đầy, nhịp đời sinh sôi. Thuyền về bến mới, cá nặng lưới đầy.." (Hồ trên núi). Bến mới ở đây không phải là ở sông mà ở trên núi, bến mới ấy do con người làm nên, cho “thuyền về”, cuộc đời "sinh sôi". Lao động đã bắt con Sông Đà làm ra điện phục vụ con người, đã cải tạo thiên nhiên để thiên nhiên trở nên có ích. Còn nhiều nhiều nữa, đó là công trình thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ. Bàn tay lao động đã làm ra những cây cầu Thăng Long, những công trình đường dây tải điện 500 KV... và trên quê hương Nam Định của chúng ta cây cầu Đò Quan mới vững chắc, rộng lớn mọc lên sừng sững đã cho thấy sức lao động của con người là vô hạn.
Biển bao la và vô tận. Chúng ta đã có những giàn khoan khai thác dầu đứng hiên ngang giữa biển. Này đây những mỏ Bạch Hổ, những Đại Hùng mang lợi cho Tổ quốc mỗi năm cả triệu tấn dầu. Núi có mòn, sóng có cạn nhưng sức lao động của con người không bao giờ cạn kiệt, không có lao động làm sao ta có thể khai thác được “vàng đen” cho Tổ mốc và xây dựng lên những công trình thế kỉ như thế!
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Bàn tay còn làm ra mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Áo ta đang mặc do đâu mà có? Cơm ta đang ăn cái gì làm ra? Bàn ghế, nhà cửa của ta chẳng lẽ tự nhiên mà có? Không chỉ có lao động, lao động đã tạo ra tất cả những thứ phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta. Nếu ngày xưa, đất nước ta phải nhập lúa gạo thì bây giờ Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới. Nếu khi trước, nước ta còn phải trông đợi nhiều vào sự trợ giúp của bạn bè quốc tế thì ngày nay ta đã đứng vững trên đôi chân của mình. Lao động đã tạo nên những biến đổi đó.
Nhưng lao động không chỉ phục vụ những sinh hoạt vật chất mà còn sáng tạo ra những tác phẩm văn chương, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh.... Không có Nguyễn Du thì làm sao ta có thể biết đến nàng Kiều. Không có sự lao động miệt mài của Tô Ngọc Vân ta làm sao có thể được thưởng thức vẻ đẹp của bức tranh “Cô gái bên hoa huệ”. Sự lao động nghệ thuật. Ấy thật đáng quý, đáng trân trọng. Nó đã là sản phẩm tinh thần không thể thiếu đối với chúng ta.
Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Từ những thứ nhỏ nhất như cây bút, cái bàn, chiếc cặp, đến những thứ vĩ đại nhất như Vạn Lí Trường Thành công trình thuỷ điện thế kỉ đều do lao động mà có. Lao động tạo ra mọi thứ và "Lao động sáng tạo ra con người”(Ăng-ghen). Bàn tay con người đã “ngăn sông làm diện, khoan biển làm dầu" (Tố Hữu). Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới có biết bao công trình từ bàn tay, khối óc con người. Bàn tay con người làm nên tàu vũ trụ thám hiểm không gian, bàn tay con người đào đường hầm qua biển Măng - sơ. Sức lao động của con người thật là vô kể. Lao động để cải tạo thiên nhiên, cải tạo con người, lao động phục vụ đời sống và sinh hoạt. Và như Hoàng Trung Thông đã viết.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đó là chân lí đã được lịch sử chứng minh. Đó là một niềm tin sắt đá: Có lao động thì không có gì là khó khăn cả. Lao động chính là nguồn sống và hạnh phúc của chúng ta
Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hằng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hai câu thơ trên là một nhận xét có giá trị như một chân lí đã được thực tiễn của cách mạng của dân tộc ta chứng minh.
Trong câu thơ đầu, “Bàn tay” là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sức lao động của con người. Cũng nhờ đó, con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại, mọi chông gai, “sỏi đá” trong cuộc đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên. “Sỏi đá” trong câu thơ chính là hình ảnh tượng trưng có tính khái quát những khó khăn và trở ngại vừa nói:
Nhờ sức cần lao bền bỉ cần cù, con người đã biến “sỏi đá” thành “cơm”.Cơm nói một cách khác chính là của cải vật chất, những sản phẩm cần yếu, thiết thực để nuôi sông con người. “Cơm” ở đây tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu hoạch được nhờ vào sức cần lao của mình.
Hai câu thơ nêu lên một môi quan hệ nhân quả đúng quy luật, cho thấy chính lao động của con người chứ không phải cái gì khác đã góp phần cải tạo thiên nhiên, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho con người.
Đây là một lời khẳng định, hơn thế nữa là một lời ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành quả trong xã hội con người.
Thực tiễn cách mạng của dân tộc ta trước hết chứng minh bàn tay con người đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và xã hội ta.
Thật vậy, trước Cách mạng tháng Tám, đất nước ta còn lạc hậu, nghèo nàn và xơ xác biết bao. Đại bộ phận nông dân thời đó đều là những anh Pha, chị Dậu sông chui rúc trong những mái nhà tranh xiêu vẹo và ọp ẹp. Chính những người này đã bước vào cuộc kháng chiến trường kì gian khổ ngót chín năm trời. Bàn tay người hậu phương khi ấy đã tích cực tăng gia sản xuất, đổ mồ hôi - đôi khi đổ xương máu mình, để làm ra lúa gạo nuôi cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Ta làm sao quên được trong trang sáchtruyện “Con trâu” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, hình ảnh gia đình anh Trợ đã kéo bừa thay trâu. Hay trong thực tế chiến dịch Điện Biên, hình ảnh hàng vạn dân chao; thồ gạo, thồ đạn lên mặt trận để nuôi dưỡng tiếp sức cho anh “Bộ đội cụ Hồ” viết xong thiên sử đẹp:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
(Tố Hữu)
Các hình ảnh ấy là gì nếu không phải là những chứng minh hùng hồn cho “bàn tay” cần lao đã biến được “sỏi đá” thành “cơm”.
Tiếp đó là cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước càng ác liệt hơn. Trong các giai đoạn lịch sử này, nhân dân miền Bắc lại tiếp tục tăng gia sản :;uất, khai phá đất hoang, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “vì sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã mọc lên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa khiến cho sản xuất không những nông nghiệp mà cả công nghiệp phát triển mạnh mẽ biến một nửa nước này thành hậu phương bao la, góp phần đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Trong một nửa nước còn lại, tại các vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng, bà con nông dân các dân tộc cũng đã góp bàn tay của mình biến “sỏi đá” thành “cơm” chung sức với tiền tuyến một lòng đánh Mỹ với niềm tin tất thắng.
Khi non sông ta sạch bóng quân thù, nước nhà vĩnh viễn độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân ta lại chen vai sát cánh nhau trên ruộng đồng nương rẫy, chung tay ra sức hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Khắp nơi bà con cùng nhau lấp hố bom, phá mìn, cải tạo đất đai, trả lại màu xanh cho ruộng đồng xứ sở. Từ Tây Bắc, Việt Bắc đến Tây Nguyên, đâu đâu bàn tay người cũng góp phần tích cực khai phá đất hoang làm ra biết bao lúa gạo của cải nuôi sông con người. Từ bàn tay người, biết bao công trình mới đã được dựng lên: đường sắt Thống Nhất, thủy điện sông Đà, thủy điện Trị An, Y-a-li, cầu Thăng Long, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu... và còn biết bao công trình lớn nhỏ khác ở các địa phương cứ mọc lên kì diệu dưới bàn tay người cứ như có một phép lạ nào!
Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật từ xưa đến nay, bàn tay con người đã làm ra mọi thứ cần thiết, Từ thóc gạo, rau quả, thịt cá... nghĩa là mọi thứ thực phẩm thiết yếu đến các vật dụng cần dùng như bàn ghế cửa nhà. Đó là chưa kể đến những tác phẩm văn học nghệ thuật thơ nhạc, phim ảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi người.
Tóm lại, ai cũng thấy mọi thứ của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do bàn tay con người hay nói một cách khác - sức lao động của con người làm ra cả.
Hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông khẳng định giá trị và khả năng to lớn của sức lao động trong đời sống hàng ngày và cả trongviệc xây đắp những công trình lớn của đất nước. Phải chăng qua hai câu này nhà thơ muôn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết quý trọng lao động và các thành quả do sức cần lao ấy tạo nên.
Đối với chúng ta, giờ đây không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn chuyên cần chăm chỉ trong các giờ hướng nghiệp, để mai sau trở thành người lao động mới, đem bàn tay mình biến sỏi đá thành cơm góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh.
a. Câu rút gọn:
(1) Có khi được... - Rút gọn chủ ngữ
(2) Nhưng cũng có thể cất giấu... - Rút gọn chủ ngữ
(3) Nghĩa là phải...- Rút gọn chủ ngữ
b. Phép liệt kê:
- Trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, trong rương, trong hòm.
+ Bổn phận của chúng ta là giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo
c. Bổn phận của chúng ta là làm những thứ kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Cụm chủ vị được mở rộng là "những thứ kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày." - mở rộng trong thành phần vị ngữ.
a)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha la, rõ ràng dễ thấy.->rút gọn chủ ngữ
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương, trong hòm ->rút gọn chủ ngữ
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”->rút gọn chủ ngữ
Em tham khảo:
Phân tích công dụng của phép tu từ trong câu thơ sau:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
=> Trong hai câu thơ trên đã sử dụng hai BPNT là Hoán dụ và Ẩn dụ :
=> Bàn tay ta làm nên tất cả
=> Câu thơ trên đã sử dụng BPNT Hoán dụ ( Bàn tay )
=> Kiểu hoán dụ : Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
=> Hình ảnh Bàn tay được hoán dụ nhằm để chỉ về sức lao động của con người . Trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều khó khăn , trở ngại nhưng với sức lao động và óc sáng tạo của mỗi con người , họ đã vượt qua được tất cả mọi khó khăn đó . Họ trở nên mạnh mẽ hơn , biết xây dựng , góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh , xã hội thêm văn minh hơn . Như vậy , khó khăn có đến đâu thì con người chúng ta vẫn vượt qua được , sức sáng tạo trong mỗi con người là vô cùng to lớn . Nhờ có sự sáng tạo đó , sự cố gắng không ngừng nghỉ đó mà chính bản thân họ đã xây dựng nên được một xã hội vô cùng tốt đẹp
=> Tác dụng : Bằng BPNT Hoán dụ , ta càng thấy rõ hơn được vai trò to lớn của sự sáng tạo , cố gắng không ngừng nghỉ trong mỗi con người . Điều đó đã tạo nên được một đất nước phát triển như ngày hôm nay
=> Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
=> Câu trên đã sử dụng BPNT Ẩn dụ
=> Kiểu ẩn dụ : Ẩn dụ cách thức
=> Hình ảnh " Có sức người sỏi đá cũng thành cơm " được Ẩn dụ cho ta thấy rằng , nhờ có những đóng góp , sáng tạo , cố gắng của con người , giờ đây , họ đã tạo ra được những thành quả , những vật chất cho bản thân và gia đình họ nói riêng , xã hội nói chung . Lao động là vinh quang , đúng , mỗi con người cần phải biết lao động , phải biết cố gắng , sáng tạo không ngừng nghỉ , để đóng góp , giúp cho xã hội thêm phát triển , giàu mạnh và văn minh hơn .
=> Tác dụng : Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình , gợi cảm , nhấn mạnh được : Sức sáng tạo , lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh , phát triển
THAM KHẢO:
Trong hai câu thơ trên đã sử dụng hai BPNT là Hoán dụ và Ẩn dụ :
+) Bàn tay ta làm nên tất cả
Câu thơ trên đã sử dụng BPNT Hoán dụ ( Bàn tay )
Kiểu hoán dụ : Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Hình ảnh Bàn tay được hoán dụ nhằm để chỉ về sức lao động của con người . Trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều khó khăn , trở ngại nhưng với sức lao động và óc sáng tạo của mỗi con người , họ đã vượt qua được tất cả mọi khó khăn đó . Họ trở nên mạnh mẽ hơn , biết xây dựng , góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh , xã hội thêm văn minh hơn . Như vậy , khó khăn có đến đâu thì con người chúng ta vẫn vượt qua được , sức sáng tạo trong mỗi con người là vô cùng to lớn . Nhờ có sự sáng tạo đó , sự cố gắng không ngừng nghỉ đó mà chính bản thân họ đã xây dựng nên được một xã hội vô cùng tốt đẹp
Tác dụng : Bằng BPNT Hoán dụ , ta càng thấy rõ hơn được vai trò to lớn của sự sáng tạo , cố gắng không ngừng nghỉ trong mỗi con người . Điều đó đã tạo nên được một đất nước phát triển như ngày hôm nay
+)Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Câu trên đã sử dụng BPNT Ẩn dụ
Kiểu ẩn dụ : Ẩn dụ cách thức
Hình ảnh " Có sức người sỏi đá cũng thành cơm " được Ẩn dụ cho ta thấy rằng , nhờ có những đóng góp , sáng tạo , cố gắng của con người , giờ đây , họ đã tạo ra được những thành quả , những vật chất cho bản thân và gia đình họ nói riêng , xã hội nói chung . Lao động là vinh quang , đúng , mỗi con người cần phải biết lao động , phải biết cố gắng , sáng tạo không ngừng nghỉ , để đóng góp , giúp cho xã hội thêm phát triển , giàu mạnh và văn minh hơn .
Tác dụng : Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình , gợi cảm , nhấn mạnh được : Sức sáng tạo , lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh , phát triển