Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài mẫu số 1:
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Một trong số đó là thuốc lá.
Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khoẻ” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc.Hút đến vàng răng,vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh…Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.
Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicôtin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khoẻ và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…
Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khoẻ của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm?
Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá? Có lẽ cần tuyện truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn,bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân trong gia đình mình.
Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá.
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Một trong số đó là thuốc lá.
Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khoẻ” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc.Hút đến vàng răng,vàng cả ngón tay cầm thuốc,hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh…Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.
Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicôtin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khoẻ và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…
Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khoẻ của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm?
Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá? Có lẽ cần tuyện truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn,bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân trong gia đình mình.
Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá.
Bài mẫu số 2
Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.
Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất… trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.
Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ… khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên qua đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội .
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế"2.
6.Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng ham muốn về vật chất.
Bí mật.
7.Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
8.Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán. Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể
Tham khảo nhé
P/s:Mk ko chắc đâu
Bạn tham khảo bài này nha :
Một là, nhân dân là người sáng tạo văn hoá.
Khác với quan điểm của giai cấp thống trị, Hồ Chí Minh nhìn thấy vai trò to lớn của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động trong việc sáng tạo văn hoá. Văn hoá không phải là sự sáng tạo riêng của các vĩ nhân, các nghệ sĩ, nghệ nhân, của giai cấp thống trị..., mà văn hoá trước hết là của nhân dân và do nhân dân sáng tạo ra, Người khẳng định: Quần chúng không chỉ là người sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội mà còn là người sáng tác, kiểm nghiệm và có quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ văn hóa “cần phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý. Muốn làm như thế thì cố nhiên là phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và đẹp” (Sđd, t.9, tr.250). Do đó, theo Hồ Chí Minh, động lực của sự phát triển văn hoá nằm chính trong nhân dân. Công tác xây dựng văn hoá phải quán triệt và thực hiện tốt quan điểm quần chúng, sáng tạo văn hoá là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.
Hai là, xây dựng và nhân điển hình văn hoá (người tốt - việc tốt).
Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương và cổ vũ người tốt việc tốt không những có ý nghĩa động viên mọi người hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng trước mắt, mà còn là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lực lượng nòng cốt của cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới, đồng thời để động viên người người thi đua, ngành ngành thi đua, làm cho phần tốt ở trong mỗi con người được giữ gìn và phát triển. Đó là những tấm gương có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên. Gương người tốt - việc tốt là “nét đẹp của đạo đức mới, của con người mới Việt Nam đang hình thành. Họ đều là những người bình thường làm những việc bình thường cho xã hội. Những việc bình thường ấy, ai cũng có thể làm được nếu cố gắng một chút. Và nếu ai cũng làm theo người tốt việc tốt thì cái tốt sẽ thành phổ biến, và xã hội ta sẽ tốt lên”(1).
Ba là, giữ gìn, kế thừa và phát triển văn hoá dân tộc.
Trên tinh thần biện chứng, Hồ Chí Minh chỉ ra: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm” (Sđd, t.5, tr.94-95). Phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông, giữ gìn, khôi phục những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Bảo tồn, phát huy truyền thống gắn liền với phát triển, nâng nó lên một trình độ và chất lượng mới nhằm đáp ứng trình độ văn hóa ngày càng tăng của nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” (Sđd, t.6, tr.173).
Đề cao bản sắc văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh phê phán những thói lai căng văn hoá, quá đề cao văn hoá ngoại, coi nhẹ văn hoá dân tộc trong giới trí thức, văn nghệ sĩ và cảnh báo về nguy cơ “mất gốc” văn hoá trong giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta. Người viết: “có những trí thức Việt Nam rất thông thuộc lịch sử, địa lý và các chuyện thần thoại của nước Pháp, của Hy Lạp và La Mã. Nhưng khi hỏi đến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha mình, hỏi đến địa lý nước mình thì mù tịt... Coi chừng có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình bằng những người nước ngoài” (Sđd, t.12, tr.556-557). Đồng thời, Người khuyên phải giữ gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc... để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta.
Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, Hồ Chí Minh đề cao chủ nghĩa yêu nước, coi đó là động lực tinh thần, là nguồn sức mạnh không bao giờ cạn, là triết lý, đạo lý sống của mỗi người dân Việt Nam. Người khẳng định: Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng và có một lòng nồng nàn yêu nước. Đồng thời cũng nêu rõ và đề cao truyền thống nhân ái, cố kết cộng đồng, tinh thần cần cù thông minh sáng tạo... trong lao động sản xuất, tinh thần anh hùng bất khuất, mưu trí, gan góc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Bốn là, tiếp thu và làm phong phú thêm tinh hoa văn hoá nhân loại.
Việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa cách mạng, vừa là một truyền thống lịch sử, vừa là một nhu cầu tất yếu khách quan. Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh, Người nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Đông phương hay Tây phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”(2).
Không phủ nhận việc kế thừa các giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú, đa dạng văn hóa dân tộc, nhưng Người cũng phê phán, chống lại “cách mượn” không phải lối, chối bỏ đi các giá trị vốn có của dân tộc, hay là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, đồng thời cho rằng cần tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. Đây thực sự là “Việt Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam. Đứng vững trên cái nền dân tộc để chiếm lĩnh, tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm qua.
Người cho rằng không chỉ tiếp thu mà còn phải góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại: “Mình có thể học cái hay của bất cứ nước nào ở Âu - Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người khác hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”(3). Đây chính là sự vận dụng phép biện chứng của “nhận và cho”, “vay và trả” trong tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa. Trong văn hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ không hoàn lại”, thì chính điều đó không chỉ là một thái độ rất không văn hóa mà còn không thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ngoài ra, trong quá trình tiếp thu, học tập kinh nghiệm, phải chú ý đến đặc điểm của dân tộc mình, nếu không sẽ phạm phải sai lầm, giáo điều.
Năm là, mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến lên CNXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Người cho rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý, coi trọng ngang nhau là: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá - đây là bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Vì thế, trong cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau. Kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, do đó phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá. Phát triển kinh tế để bảo đảm đời sống vật chất cho nhân dân và phải phục vụ cho mục đích phát triển văn hoá của nhân dân. Để thực hiện các mục tiêu của XHCN, chúng ta phải đấu tranh, xây dựng, phát triển, phải tiến hành một cuộc cách mạng thật sự. Trong cuộc cách mạng đó, văn hoá luôn có ý nghĩa trọng yếu, quyết định. Đó vừa là điều kiện, nền móng cho sự xây dựng, phát triển của đời sống xã hội, vừa là mục tiêu hướng tới trong quan hệ hài hoà với đời sống vật chất hay nói cách khác, văn hóa phải ở trong kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và ở trong chính trị. Chính trị có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Chịu sự lãnh đạo của chính trị, văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH, Người khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”, “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” (Sđd, t.6, tr.368-369). Tính chất mặt trận của văn nghệ không phải chỉ chống giặc ngoại xâm, mà còn phải chống giặc nội xâm. Cho nên, văn nghệ cần phải dũng cảm phê bình rất nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, nhũng lạm, lãng phí, lười biếng, quan liêu... Mặt trận văn nghệ không phải chỉ có “chống” mà còn phải “xây”, mà xây là chính và lâu dài. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hoá, Hồ Chí Minh còn thấy được vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hoá là nền tảng, động lực tinh thần cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, cho sự tiến bộ của xã hội. Người viết: “Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ... cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(Sđd, t.8, tr.281-282). Văn hoá đứng ở trong chính trị và kinh tế cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá.
Sáu là, đánh giá đúng vị trí, đồng thời phát huy tốt vai trò của văn hóa.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng: Văn hóa phải phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở cho mọi sáng tác. Với tính cách là phương thức sinh tồn của con người, văn hoá được tạo ra là để phục vụ cho cuộc sống con người. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hoá. Do vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hoá phải hướng vào phục vụ đại đa số nhân dân chứ không phải là độc quyền hưởng thụ của bọn thống trị, bóc lột và tầng lớp trí thức. Người chỉ ra rằng: “Văn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng - nội dung văn hoá phải có ý nghĩa giáo dục. Ví dụ: Phải giáo dục thế nào là đời sống mới, thế nào là đạo đức cách mạng”(Sđd, t.10, tr.59). Văn hóa, văn nghệ muốn phục vụ quần chúng nhân dân thì phải có chất liệu của cuộc sống, phải nghe đồng bào, chiến sĩ, hỏi nhân dân, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân; phải thấy, xem, ghi chép, chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ, cung cấp những chất liệu không bao giờ cạn cho văn nghệ sĩ. Người nói: “Chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng nguồn nhựa sống, còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta”(4).
Văn hoá phải phục tùng nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng” (Sđd, t.10, tr.646), người nghệ sĩ muốn được tự do sáng tác thì trước hết phải là người tự do thực sự trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và phải tích cực tham gia vào công cuộc kháng chiến, xây dựng Tổ quốc. Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, văn hóa, văn nghệ phải có những tác phẩm lớn xứng đáng với thời đại mới, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới để làm gương trong cuộc sống hiện tại và để giáo dục con cháu mai sau; phải đấu tranh chống: Tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu,... để xây dựng một xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Đồng thời, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, không ngừng học tập chính trị, nâng cao chuyên môn, nghề nghiệp... Nói tóm lại, để phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hoá phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức.
Văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới. Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn xây dựng CNXH phải xây dựng con người XHCN; muốn có con người XHCN thì phải xây dựng tư tưởng (Xem: Sđd, t.9, tr.323). Con người XHCN phải là con người “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài, trong đó đạo đức phải là gốc rễ. Con người mới ấy không thể sinh ra ngay lập tức mà hình thành từng bước trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH. Đây là một công việc lâu dài và gian khổ, thường xuyên và khẩn trương vì chúng ta phải biến con người trong xã hội cũ thành con người của xã hội mới; xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội hoàn toàn khác về chất và chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc; những thói quen, nếp sống của xã hội cũ... đã ăn sâu, bám rễ trong tâm hồn con người, làm trở ngại rất lớn cho bước tiến bản thân và của cả xã hội...
Không chỉ khẳng định tính quy luật, vai trò và mối quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mà Hồ Chí Minh còn đưa ra hệ tiêu chí để xây dựng nền văn hoá Việt Nam với chủ trương: “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc: 1. Xây dựng tâm lý tính cách: tinh thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: Dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế”(Sđd, t.3, tr.431).Việc chỉ ra những điểm lớn trên chứng tỏ rằng, khi phân định nội hàm khái niệm văn hoá, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ rằng, xây dựng nền văn hoá dân tộc phải đặt trong mối quan hệ qua lại với các mặt khác của đời sống dân tộc như: Tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị, kinh tế. Xây dựng văn hoá phải gắn liền với từng bình diện ấy, làm cho văn hoá trở thành phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng riêng có và ý nghĩa tích cực của những lĩnh vực đời sống đó.
Trong điều kiện hiện nay, trước những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường cũng như từ chính quá trình xây dựng, sự phát triển văn hóa Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới trong việc “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”(5). Để khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đã đạt được và thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa văn hoá và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ... Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc... Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Điều đó cũng đồng thời càng khẳng định giá trị to lớn và thiết thực của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa./.
P/S : Hơi dài
Đã từ rất lâu đời rồi. Chiếc nón lá giản dị,gắn liền với người con gái mặc áo dài, quen thuộc với người dân VN.Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam. Những câu thơ nói về chiếc nón lá ngày xưa giờ vẫn được sử dụng.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Rất nhiều người nước ngoài đến VN và mua những chiếc nón lá ấy, bề ngoài giản dị, đơn sơ nhưng bên trong chiếc nón ấy in những nét đẹp cảu người phụ nữa của những người nông dân. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Dù các bạn có đi những đâu chăng nữa thì tôi tin không một nước nào có những chiếc nón lá như vậy. Và cũng không thể làm ra nó.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Vẻ đẹp người phụ nữ mặc tà áo dài tay cầm nón ngồi bên những đóa sen hồng là biểu tượng đặc trưng không thể quên được của những người tới thăm VN
Bạn tham khảo bài này nha! Nếu có gì sai sót mong bạn bỏ qua cho
Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Em nhìn thấy trong bức tranh, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rằng củ cà rốt bên tay phải( theo phía em nhìn) là to hơn của bên tay trái nhưng lại ngược lại. Bài học rút ra được ràng:" Chúng ta không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người ta"
Nghĩa đen:
Trong to nhưng đừng tưởng nó đẹp mà hãy xem sâu thẳm bên trong có đẹp hay không?
Nghĩa bóng:
Cứ ngỡ rằng mình đẹp về vẻ bề ngoài là tự hào, nhìn trong xem, có thực sự to lớn như bạn tưởng?
Qua tình huống, qua lối sống bạn mới thấy được giá trị của bản thân. Đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết giá trị thật sự của họ
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.
Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, chị lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.
Em tham khảo :
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
Ví dụ:
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
2. Bàn luận:
a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.
b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
1/Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng nhân vật: - Hai câu đầu: cảnh cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm => Gợi lên trong lòng Kiều nỗi cô đơn, nhớ nhà. - Câu 3, 4: Cảnh hoa trôi giữa dòng nước chảy ẩn dụ cho thân phận chìm nổi của Kiều => Tâm trạng lo lắng của nàng trước tương lai mịt mờ. - Câu 5, 6: Cảnh nội cỏ rầu rầu và chân mây mặt đất cùng một màu xanh héo úa => nỗi chán ngán, vô vọng của Kiều trước cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc - Câu 7, 8: Cảnh thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng ầm ầm => Dự cảm về một tương lai đầy sóng gió. - Những đặc sắc nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật như từ láy, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa.
gợi ý à