Tôi muốn quên đi tháng với ngày Cha đi lượm quả ngọt rừng Cho c...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2022

trầm ngâm, thầm thì,

Đàn ông sợ vợ thì sang.Đàn ông đánh vợ tan hoang cửa nhà.Đàn ông không biết thờ bà.Nghe lời vợ dạy là hàng trượng phu.Đàn ông đánh vợ là ngu.Tốn tiền cơm nước, ở tù như chơi.Lấy nàng từ thuở mười năm.Đến khi mười chín tôi đà năm con.Nàng thì trong hãy còn son.Tôi thì đinh ốc bù lon rã rời.Nắng mưa là chuyện của trời.Tề gia nội trợ tôi đây bao thầu.Suốt ngày cày cấy như...
Đọc tiếp

Đàn ông sợ vợ thì sang.
Đàn ông đánh vợ tan hoang cửa nhà.

Đàn ông không biết thờ bà.
Nghe lời vợ dạy là hàng trượng phu.
Đàn ông đánh vợ là ngu.
Tốn tiền cơm nước, ở tù như chơi.

Lấy nàng từ thuở mười năm.
Đến khi mười chín tôi đà năm con.
Nàng thì trong hãy còn son.
Tôi thì đinh ốc bù lon rã rời.

Nắng mưa là chuyện của trời.
Tề gia nội trợ tôi đây bao thầu.
Suốt ngày cày cấy như trâu.
Chiều về rửa chén cũng ngầu như ai.

Nấu cơm, đi chợ hàng ngày.
Bồng con, thay tã tôi đây vẹn toàn.
Lau nhà lau cửa chẳng màng.
Ôi thôi oanh liệt ngang tàn còn đâu.

Nhiều khi muốn hộc xì dầu.
Xin nàng nghỉ phép nàng chau đôi mày.
Nàng đòi thi đấu võ đài.
Tung ra một chưởng chén bay ào ào.

Nhớ xưa mình mới quen nhau.
Em ăn em nói ngọt ngào dễ nghe.
Cho nên tôi mới bị lừa.
Mang thân ngà ngọc cậy nương nơi nàng.

Than ôi thực tế phũ phàng.
Mày râu một kiếp thôi đành đi đoan.
Một lòng thờ vợ sắt son.
Còn non còn nước thì tôi còn thờ.My love! :)

Ai x-s-men-lì zô đây đọc thì thông cảm.HIHi =^.^=

4
20 tháng 11 2017

ahihi bài thơ hay quá

20 tháng 11 2017

????/?/?

27 tháng 3 2019

Một người bê núi gãy lưng

Hai người bê núi gãy lưng hai người

Nghìn người cũng chạy ra bê

Nghìn người bê núi gãy lưng nghìn người

27 tháng 3 2019

CỦA TÔI HAY KO

CHO TÔI TK CÁI NÀO

đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

"...Thời gian chạy qua tóc mẹ

một màu trắng đến nôn nao

lưng mẹ cứ còng dần xuống

cho con một ngày đêm cao

mẹ ơi trong lời mẹ hát

có cả cuộc đời hiện ra

lời ru chắp con đôi cánh

lớn rồi con sẽ bay xa."

1)xác định PTBĐ chính của đoạn thơ?

2)tìm từ láy có trong đoạn thơ và giải nghĩa từ láy đó?

3)nêu nội dung chính của đoạn?

 gợi ý 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm

Câu 2: từ láy :Nôn nao

Giải thích :

nôn nao có cảm giác khó chịu trong người,ở trạng thái xao động trong tình cảm khi đang mong mỏi hoặc gợi nhớ tình yêu thương của người mẹ , từ "nôn nao" trong câu thơ trên đã góp phần hình ảnh hóa, làm chân thực hơn tình cảm xót xa của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian, diễn tả sinh động hơn tấm lòng biết ơn, yêu thương của tác giả đối với mẹ. → Chỉ một từ mà tác giả đã làm cho những cảm xúc, tình cảm, những thứ trừu tượng trở nên hình ảnh hơn, chân thực hơn, cụ thể hơn ⇒ tăng giá trị biểu cảm, nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả

 Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ là tình yêu thương và sự biết ơn của người con đối với người mẹ

Cho đoạn văn sau :Chiếc hộp giấy vàngHồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Chiếc hộp giấy vàng

Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hỏi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khí cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đỏ. Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại.  và cho biết đó là câu gì ?

Câu 4 :  Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

(Trả lời bằng 3 đến 5 câu văn )

Anh em giúp mình nhé mai mình kiểm tra rồi nhé .

1
7 tháng 4 2021

 Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học cho bản thân là.Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra. Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí tưởng tượng sáng tạo của mọi người.Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất trong những món quà khi được trao tặng.

-Bạn có thể thêm 1 số tử hoặc câu văn để bài thêm hoàn chỉnh nha mình chỉ tìm ý thôi

Tổ Quốc gọi rồi...cha phải đi thôi.Con trai à, việc nhà nhờ con nhé.Vì cha biết...con của cha mạnh mẽ.Sẽ là bờ vai cho mẹ dựa thay cha...Con trai à, cha phải ra đi.Vì biển Đông còn chưa nguôi sóng dữ.Vì đồng chí, đồng đội đang ngày đêm cố giữ.Không cho kẻ thù, chạm vào đất quê hương.Con trai à, hãy cố nén đau thương.Nếu một mai cha không còn về nữa.Hãy chăm sóc mẹ...như hai người đàn...
Đọc tiếp

Tổ Quốc gọi rồi...cha phải đi thôi.
Con trai à, việc nhà nhờ con nhé.
Vì cha biết...con của cha mạnh mẽ.
Sẽ là bờ vai cho mẹ dựa thay cha...
Con trai à, cha phải ra đi.
Vì biển Đông còn chưa nguôi sóng dữ.
Vì đồng chí, đồng đội đang ngày đêm cố giữ.
Không cho kẻ thù, chạm vào đất quê hương.
Con trai à, hãy cố nén đau thương.
Nếu một mai cha không còn về nữa.
Hãy chăm sóc mẹ...như hai người đàn ông đã hứa.
Và hãy lớn thật mau nối tiếp bước cha...

                                             (Nếu một mai cha không về nữa - Báo dân trí)

a) Đoạn thơ là lời của ai nói với ai về việc gì? Trong đó em ấn tượng về nội dung nào?

b) Trong đoạn thơ có rất nhiều dấu "...". Việc sử dụng dấu câu ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ

d) Nếu là người con trong đoạn thơ em có cảm xúc và suy nghĩ gì

0
NGƯỜI ĂN XIN       Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!        Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin...
Đọc tiếp
NGƯỜI ĂN XIN       Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!        Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.      Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.     Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. Theo Tuốc-ghê- nhép Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng BPTT trong câu: “Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay”. Câu 4 (1,0 điểm): Bài học em rút ra qua câu chuyện? Câu 5 (2, 0 điểm):  Từ tinh thần của văn bản trên, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi  theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
2
8 tháng 2 2021

Câu 1: 

PTBĐ chính : tự sự

Câu 2:

- Từ tượng hình : lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt, tả tơi, sưng húp, lẩy bẩy, run rẩy , chằm chằm, ướt đẫm

- Từ tượng thanh : rên rỉ, khản đặc

Câu 3

Tác dụng của các từ tương hình tương thanh trên

+ Làm câu văn giàu hình ảnh, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc 

+ Nổi bật lên sự nghèo túng, khắc khổ, già nua của người ăn xin

+ Gây đồng cảm , thương xót nơi người đọc 

Câu 4 

Nội dung chính : câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người - sự cho đi và nhận lại giữa cậu bé tốt bụng và ông lão ăn xin.

 
18 tháng 11 2021

Câu 1: 

PTBĐ chính : tự sự

Câu 2:

- Từ tượng hình : lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt, tả tơi, sưng húp, lẩy bẩy, run rẩy , chằm chằm, ướt đẫm

- Từ tượng thanh : rên rỉ, khản đặc

Câu 3

Tác dụng của các từ tương hình tương thanh trên

+ Làm câu văn giàu hình ảnh, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc 

+ Nổi bật lên sự nghèo túng, khắc khổ, già nua của người ăn xin

+ Gây đồng cảm , thương xót nơi người đọc 

Câu 4 

Nội dung chính : câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người - sự cho đi và nhận lại giữa cậu bé tốt bụng và ông lão ăn xin.

 

NGƯỜI ĂN XIN       Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!        Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĂN XIN       Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!        Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.      Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.     Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

Vì sao người ăn xin vẫn cười khi cậu bé ko có gì cho lão?

0
 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:"Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời" Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho...
Đọc tiếp

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........

Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:

"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

 

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

 

0