Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những tha...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

 

Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: “yêu cầu của đề bài là gì?”

          Với đề bài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn như:

- Ngày khai giảng

- Lễ đón giao thừa quê em

- Mỗi lầm lỗi của bản thân

- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu

- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ

Thu thập tư liệu

          Tư liệu liên quan đến sự việc có thể được thu thập từ những nguồn như: quan sát thực tế của em về sự việc, nghe người khác kể về sự việc. Em có thể đọc thêm tư liệu về sự việc trong các sách, báo, trang mạng uy tín. Khi đọc tư liệu, ghi lại thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:

- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc em muốn viết và phác thảo một vài chi tiết lí giải vì sao mình có tình cảm, cảm xúc đó. Khi viết, em hãy hình dung lại sự việc.

- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc? Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt? Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận về các giác quan.

Lập dàn ý

Từ những ý đã tìm, dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc.

- Thân bài: + lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các ấn tượng

 + biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó

- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Bước 3: Viết bài

- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Đối với thân bài, em cần đảm bảo kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự để việc bộc lộ cảm xúc được tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó.

- Để cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, sâu sắc em có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc như hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn, …; các từ ngữ cảm xúc trực tiếp như ôi chao, trời ơi, xiếc bao,…; sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để giúp cho bài văn thêm gợi cảm, dễ dàng truyền tải được cảm xúc.

- Để đảm bảo các yếu tố miêu tả, tự sự gắn với mục đích bày tỏ tình cảm, cảm xúc không bị lạc sang văn miêu tả hay kể chuyện, khi viết, em hãy tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào bảng đã gợi ý.

Rút kinh nghiệm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1 2024

Quy trình viết gồm các bước:

- Bước 1: Định hướng văn bản

- Bước 2: Xây dựng bố cục

- Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục

- Bước 4: Kiểm tra lại

Ý nghĩa của việc tạo lập văn bản:

- Người nói (viết) muốn trình bày sự vật, sự việc và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình.

- Người nghe (đọc) hiểu được sự vật, sự việc và tâm tư, tình cảm của người nói.

22 tháng 9 2016

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

Tham khảo những bài văn mẫu dưới đây

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường.

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

19 tháng 9 2018

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: kiểu bài, đối tượng, như thế nào?

Bước 2: Lập dàn ý: mở bài, thân bài, kết bài

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

4 tháng 10 2023

    Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng

- Dự kiến cách trình bày văn bản

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?

+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đoạn:

- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thân đoạn:

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

c. Viết

- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng

- Dự kiến cách trình bày văn bản

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?

+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đoạn:

- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thân đoạn:

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

c. Viết

- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vây, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.

29 tháng 9 2016

Dàn ý:

Mở bài :

-Thời gian viết thư

-Người nhận thư : một người bạn ( có tên cụ thể) ở nước ngoài.

-Lí do viết thư : để giới thiệu cho bạn biết vẻ đẹp của đất nước mình – vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, của lịch sử ngàn năm văn hiến tự hào.

b.Thân bài : các ý chính gồm :

-Kể về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.

-Kể về truyền thống văn hóa tinh thần.

-Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

 

-Nếu kể về cảnh đẹp, có thể chọn những danh lam thắng cảnh như :

+Mù Cang Chải, Lai Châu mùa lúa chín.

+Cao nguyên đá Đồng Văn ( Hà Giang) với mùa hoa Tam giác mạch.

+Vịnh Hạ Long

+Hồ Gươm

+Văn miếu

+Chùa Một Cột,Chùa Đồng…

+Cung đình Huế

+Đà Lạt

+ Hệ thống các hang động : Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên Đường…( Quảng Bình)

+Khu thánh địa Mĩ Sơn…

c.Kết bài

-Lời chào tạm biệt

-Lời hẹn gặp lại trong những bức thư sau