Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: dân cư và đô thị hóa; y tế và giáo dục. Cụ thể:
- Dân cư, đô thị hóa
+ Các nước phát triển:
▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già.
▪ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao.
+ Phần lớn các nước đang phát triển:
▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm.
▪ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.
▪ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.
- Giáo dục và y tế
+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.
+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.
Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.
+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.
+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.
+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.
+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về kinh tế
- Các nước phát triển:
+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.
+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).
+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.
+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
♦ Sự khác biệt về xã hội
- Các nước phát triển:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.
+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.
- Các nước đang phát triển:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.
+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.
- GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
Về GNI/người:
Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.– Về cơ cấu kinh tế:
+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:
Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp – xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:
Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.– Về HDI:
Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.♦Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.
Xác định một số nước phát triển và đang phát triển:
– Nước phát triển: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga….
- Nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a…
Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.
+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…
Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.
Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.
Tham khảo!
♦ Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế xã hội.
- Các nước phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.
- Đa số các nước đang phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.
Tham khảo:
- Tình hình:
+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.
+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.
+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.
+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.
+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Giải thích
Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.
+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế
+ Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
+ Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
- Cơ cấu kinh tế
+ Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.
- Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.
- Trình độ phát triển kinh tế
+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.
+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.