Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sóng đêm”....">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2024

Thi sĩ đã ví von đặt ngang hành sông Đáy với hình ảnh mẹ. Sông cung cấp nước cho cây cỏ, cho con người, ban cho mọi vật sự sống. Bởi vậy, mẹ ở đây có thể hiểu là mẹ thiên nhiên – nguồn cội của sự sống. Hiểu theo ý nghĩa đơn giản, thực chất mẹ ở đây chính là người mẹ của nhà thơ. Nếu như dòng sông ban cho ta nước, thì mẹ chính là người ban tặng cho ta tình yêu.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hoa hồng: Cái đẹp.

+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.

+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Hăm-lét ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây. Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

22 tháng 10 2016

Cha mẹ và con cái thường không đồng quan điểm về các vấn đề như quần áo, nguyên tắc của gia đình và cách sử dụng thời gian. Kết quả là cha mẹ và con cái luôn luôn tranh cãi. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng hầu hết các xung đột trong gia đình tăng lên khi con cái bắt đầu tới tuổi vị thành niên (teen - từ 13 tới 18 tuổi).
Khi trẻ bắt đầu bước vào lứa tuổi vị thành niên, mọi người xung quanh (những người mà trẻ tương tác) sẽ ảnh hưởng tới hành vi và thái độ của trẻ. Trẻ cần khám phá môi trường xung quanh một cách độc lập để trẻ có thể cảm thấy tự tin với chính bản thân và tự tin về các khả năng của mình. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu đòi quyền lợi cho bản thận. Ví dụ, trẻ có thể hỏi bạn "Tại sao con phải dọn dẹp phòng" Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng con cái hay cãi lại họ.


Đối với những lựa chọn cá nhân, trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đòi hỏi mình có nhiều tinh thần trách nhiệm và tự do hơn khi lựa chọn. Trẻ bắt đầu thử nghiệm nhiều cách mới trong việc ăn mặc, dành thời gian cho bạn bè và ít dành thời gian cho gia đình hơn. Khi trẻ quan hệ với nhiều bạn bè hơn, cha mẹ thường không biết rõ bạn bè của con hoặc không bằng lòng với những người bạn mà con đã chọn.

Trẻ thanh thiếu niên thường tiêu phí thời gian trong việc cố gắng xác định chúng là ai. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trẻ đang ở giai đoạn "người lớn không ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con." Chúng muốn tự chúng lựa chọn, nhưng chúng lại không luôn luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với những kết quả, hậu quả của những gì mà trẻ lựa chọn. Xung đột giữa cha mẹ và con cái gia tăng khi trẻ từ 13 đến 15 tuổi, và xung đột giảm bớt khi trẻ lớn hơn. Trong giai đoạn từ 13 đến 15 tuổi, con trẻ cần cha mẹ giúp đỡ nhiều trong việc đưa ra các quyết định bởi vì trẻ chưa có khả năng hiểu và dự đoán trước các hành vi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Nhưng con bạn cũng cảm thấy chúng cần có quyền trong việc đưa ra các quyết định, và chính điều này giải thích lý do tại sao xung đột giữa cha mẹ và con cái từ 13 đến 15 tuổi cao hơn so với xung đột giữa cha mẹ với con cái ở lứa tuổi khác. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể hiểu được các hậu quả của hành động và sẽ có khả năng đưa ra quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ tốt hơn.


Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng hầu hết tranh cãi trong gia đình xoay quanh các sự kiện hàng ngày hoặc do khác nhau về lựa chọn của mỗi cá nhân chứ không phải là do các giá trị sống khác nhau. Nhà nghiên cứu Judith Smetana nói rằng:


Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên nghĩ rằng cha mẹ có quyền mong đợi chúng làm các việc trong nhà và nơi ở của trẻ. Trẻ cũng tin rằng cha mẹ cần đặt ra những hướng dẫn về những vấn đề cơ bản như nói dối, lừa đảo và chia sẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và con cái thường thất vọng trong việc xác định ai là người có quyền điều khiển các vấn đề cá nhân như quần áo, lựa chọn bạn bè hoặc lựa chọn các hoạt động. Hay nói cách khác, trẻ muốn cha mẹ hướng dẫn trẻ về các vấn đề đạo đức và tinh thần trách nhiệm, nhưng trẻ cũng muốn thể hiện mình là một các nhân.


Đối với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, vấn đề về quyền tự quản (tự quản trong suy nghĩ và hành động độc lập) có thể là vấn đề khá căng thẳng. Mặc dù trẻ ở lứa tuổi này có thể cư xử theo nhiều cách để đòi quyền tự quản trong gia đình, những chúng vẫn cần cha mẹ hỗ trợ về mặt tình cảm, cần cha mẹ kiên quyết và hướng dẫn. Bằng cách cho trẻ tham gia vào việc đưa ra các quyết định phù hợp, cha mẹ có thể giúp trẻ học cách đưa ra các quyết định tốt hơn và trở thành người chín chắn, độc lập hơn. Không tranh cãi về những khác biệt không quan trọng, và xây dựng mối quan hệ vững mạnh giữa cha mẹ và con cái ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Bạn tham khảo nhé!