Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên văn bản | Thông tin | Đánh giá thông tin |
Những cánh buồm
| - Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)… - ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
Mây và sóng | - Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ: + 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)… + 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ... +12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ... + Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn + Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
Mẹ và quả | Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: + Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin… + Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990); + Đặc điểm thơ văn: Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận. | Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt |
Tác giả | Tác phẩm |
- Đoàn Giỏi: (17/5/1925 - 2/4/1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. - Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). - Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ. | - Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam kể về việc hai cha con ông Hai rắn đến thăm nhà Võ Tòng. Tại đây Võ Tòng đã kể cho hai cha con nghe về sự kiện giết hổ, giết tên địa chủ của mình và Võ tòng làm những mũi tên tẩm độc để giết giặc và trao cho ông Hai.
|
An-phông-xơ Đô-đê: - An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp. - Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến. - Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong… - Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874). | Buổi học cuối cùng: mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
|
Sơn Tùng: - Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở Nghệ An. - Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam. - Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. | Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.
|
Guy-đơ Mô-pa-xăng: - Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX. -Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), ‘‘ông bạn đẹp” (1885), “Núi orion” (1836)… -Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quấn xâm lược. | Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời. khi gặp chú thợ rèn Phi-lip, Xi-mông đề nghị chú làm bố mình. Khi được chấp thuận thì chú bé Xi-mông vui mừng, hạnh phúc. |
Đã từ rất lâu rồi, tình trạng giao thông tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nhức nhối đối với người dân sinh sống trong khu vực đó.
HIện nay, tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ngày càng trở lên nghiêm trọng. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao kèm theo đó là những vấn đề liên quan đến giao thông đường bộ, ùn tắc, tai nạn giao thông. Đã có rất nhiều chỉ thị, chiến dịch được bộ GTVT đề ra nhưng vẫn chưa triệt để. Chỉ sau một thời gian, tình trạng giao thông lại đâu vào đấy như chưa có gì xảy ra.
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, trong 9 tháng năm 2021, toàn thành phố xảy ra 589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 249 người và bị thương 376 người. So với cùng kỳ năm 2020 giảm 125 vụ (tương đương 17,51%); giảm 50 người chết (16,72%) và giảm 101 người bị thương (21,17%). Về nguyên nhân tai nạn, chiếm tỷ lệ cao nhất là lỗi người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát (209 vụ, chiếm 34,48%). Tiếp đến là đi sai phần đường (112 vụ, chiếm 19,02%); vi phạm về tốc độ (69 vụ, chiếm 11,71%)…
Cuốn sách: “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi
a. Cuốn sách đề cập đến thiên nhiên và con người phương Nam
b. Bố cục và nội dung chính:
- Cuốn sách gồm 20 chương
+ Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ
+ Chương 2: Trong tửu quán
+ Chương 3: Ông lão bán rắn
+ Chương 4: Đêm kinh khủng
+ Chương 5: Ôn lại ngày cũ
+ Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc
+ Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi
+ Chương 8: Đi câu rắn
+ Chương 9: Đi lấy mật
+ Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng
+ Chương 11: Rừng cháy
+ Chương 12: Chạm trán với hổ
+ Chương 13: Cái chết của Võ Tòng
+ Chương 14: Mũi tên thù
+ Chương 15: Phường săn cá sấu
+ Chương 16: Qua Sóc Miên
+ Chương 17: Sân chim
+ Chương 18: Rừng đước Cà Mau
+ Chương 19: Du kích trong rừng
+ Chương 20: Lên đường chiến đấu
c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật được thể hiện trong cuốn sách
- Nhân vật: bé An
- Sự kiện: Cậu bé An lạc mất ba mẹ trong một lần cậu mải chơi và bị giặc đánh đến.
- Bối cảnh: Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
- Những chi tiết quan trọng trong cuốn Đất rừng phương nam là hình ảnh người dân phương Nam phải đối mặt với bọn xâm lược bạo tàn, bè lũ tay sai hung ác. Từ đó thấy được tình hình của đất nước ta lúc bấy giờ.
- Những đoạn văn, câu văn có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách là:
+ “Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già”
+ “Má nuôi tôi đưa tay lau một giọt nước mắt còn đọng trên má tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy giọt lệ mình long lanh trong suốt, lăn rơi trong bàn tay nhăn nheo của một bà lão nghèo đã cúi đầu gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi bất hạnh gần suốt cả đời người. Có phải giọt nước mắt nào cũng là biểu hiện của ủy mị và hèn yếu đâu.”
+ “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là:
- Chủ đề: Bức tranh sống động về vùng đất miền Tây Nam bộ hoang sơ, hùng vĩ và tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.
- Ý nghĩa: Trân trọng những giá trị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Đất rừng phương Nam.
Trải nghiệm cuộc sống để trưởng thành hơn
Sự trải nghiệm nó chính là những điều vô cùng tốt đẹp mà mỗi con người chúng ta cần phải bỏ rất nhiều thời gian ra để rèn luyện nó và để hoàn thiện nó, phát triển bản thân của mình tốt hơn nữa. Trong cuộc sống này vốn dĩ chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng nếu như bản thân chúng ta đây biết cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân của mình hơn nữa và cố gắng tiến lên về phía trước, từ đó chúng ta sẽ có được những kết quả vô cùng tốt và xứng đáng với những gì mà mình đã bỏ ra. Cuộc đời này của chúng ta đó chính là những chuyến phiêu lưu và con người chính là những nhà du hành chẳng biết mệt mỏi là gì. Và để trở thành một nhà du hành thông thái, có những vốn tri thức to lớn và phong phú thì chúng ta cần phải không ngừng cố gắng và tiến lên phía trước, và thành quả của những nỗ lực đó rất đáng quý, nó sẽ cho ta được những trải nghiệm tốt hơn trong cuộc sống này. Sự trải nghiệm đó chính là khi bản thân mình trải qua những điều mới lạ trong cuộc sống, từ đó biết thêm nhiều kiến thức hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống này, có được nhiều kinh nghiệm hơn và tích lũy được rất nhiều những kiến thức tốt trong cuộc sống này. Khi trải nghiệm thì chúng ta sẽ có được thêm những kinh nghiệm thực tế hơn nữa, giúp cho chúng ta có thể trưởng thành hơn về suy nghĩ, về cách sống và về tình cảm của mình, giúp cho mỗi con người chúng ta sẽ gắn bó hơn nữa và góp phần cống hiến sức mình cho cuộc sống này. Không những vậy mà trải nghiệm nó còn giúp cho mỗi con người chúng ta có thể khám phá được bản thân của mình hơn, từ đó sẽ đưa ra được rất nhiều sự chọn đúng đắn và sáng suốt, tốt đẹp cho tương lai của bản thân mình. Chúng ta sẽ biết cách để vượt qua được những khó khăn, những trở ngại của cuộc sống, nó rèn luyện bản lĩnh, ý chí của mình tốt hơn. (sưu tầm)
Tác giả
Tác phẩm
Đỗ Trung Lai
Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) qurr ở Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
- Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
- Văn bản Mẹ: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.
Vũ Đình Liên
- Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở tỉnh Hải Dương.
- Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
- Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Văn bản Ông đồ: Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh (1942-1988) , tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, Hải Dương. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
- Các tác phẩm chính:
Tơ tằm – Chồi biếc (thơ-1963),
Hoa dọc chiến hào (thơ-1968),
Gió Lào cát trắng (thơ-1974),
Lời ru trên mặt đất (thơ-1978),
Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981),
Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982),
Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985), Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi)….
- Văn bản Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
Đỗ Bạch Mai
- Đỗ Bạch Mai (1951) sinh tại Nghệ An, quê gốc Nam Định, sống tại Hà Nội.
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997, lớn lên tại Hải Phòng trong một gia đình cán bộ, sau khi tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội về dạy học tại Hải Phòng. Tiếp tục chương trình sau đại học và năm 1981 về công tác tại tuần báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
- Các tác phẩm chính: Một lời yêu (thơ, 1992), Năm bông hồng trắng (thơ, 1996)
- Một mình trong mưa: Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Hình ảnh cò hay chính là hình ảnh người mẹ, qua đó thể hiện niềm đồng cảm thương xót của tác giả.