Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Như chúng ta đã biết, nơi ở của vua thường gắn với lầu son gác tía chứ không phải với đồng quê thôn dã. Song với vua Trần Nhân Tông thì hoàn toàn khác dù là một người có địa vị tốì cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê. Điều đó cho thấy vua Trần Nhân Tông thực sự là một ông vua có tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Mặt khác còn chứng minh cho chúng ta thấy nhà Trần là một trong những vương triều thâu dân, gần gũi với nhân dân, làm tốt cả để nhân dân được hưởng một cuộc sông ấm no, thái bình đúng như sử sách đã ca ngợi.
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
1. Hai chữ “thân em” mở đầu bài thơ cho con hiểu gì về người phụ nữ xưa? Việc sử dụng cụm từ “thân em” quen thuộc của ca dao than thân đã đem lại ý nghĩa gì cho bài thơ?
2. Chỉ rõ và nêu tác dụng của việc sử dụng cặp QHT trong câu thơ thứ nhất.
3. Em hãy chép lại một số bài CD than thân mà em đã học, đã biết nói về vẻ đẹp; nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK
4. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? (Viết khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)
5. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh chiếc bánh trôi nước? (Viết khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)
6. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em có cảm nhận như thế nào về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?
Tham khảo!
- Qua văn bản, em hiểu thêm về nét chất phác, dũng cảm và hồn nhiên của con người phương Nam.
- Chi tiết mà em thích nhất là câu nói cảm ơn của ông Hai và chú Võ Tòng. Nó thể hiện được lối sống ân nghĩa giữa người với người, tất cả hướng về nghĩa lớn, quyết tâm bảo vệ mảnh đất thân yêu.
Mái trường! Một câu nói chỉ có hai từ thôi nhưng sao mà nghe thân thương, ấm áp đến thế. Đó là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người ngay từ khi bé, là môi trường sống đầu tiên và gắn bó thân thiết hơn cả đối với ta ngoài gia đình. Là khái niệm đầu tiên mà ta biết đến ngoài gia đình. Là nơi giúp ta viết nên những ký ức đầu tiên về cuộc sống. Và tất nhiên, trong tâm khảm của mỗi người thì hình ảnh ngôi trường hiện ra lại mang một dáng vẻ khác nhau. Ngôi trường ấy có thể to, có thể nhỏ, lộng lẫy hay đơn giản nhưng tôi chắc rằng nó đều rất đẹp và gần gũi với chúng ta. Chúng đều mang lại tâm hồn mỗi con người sự ấm áp, nhẹ nhàng, bâng khuâng, xao xuyến lại có đôi chút trang nghiêm, mỗi khi nhớ về. Trong tôi, hình ảnh mái trường luôn hiện lên là một nơi thật thanh cao,gần gũi, ấm áp, chan chứa tình người và ngập tràn trí tuệ. Ở đó, tôi không chỉ học được cách tư duy, sáng tạo, phát triển trí tuệ, mở mang tầm hiểu biết mà tôi còn học được thế nào là tình người, là lẽ sống – những điều giản đơn nhưng lại gắn liền với cuộc sống của tôi, giúp tôi chuẩn bị hành trang vào đời.
Giờ đây, tôi đã là học sinh năm hai của một trường THCS có danh tiếng trong tỉnh thế nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé và mỗi khi bước vào cánh cổng của trường. Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác ngày đầu tiên bước vào trường nộp hồ sơ tuyển sinh. Ngôi trường khi ấy trong mắt tôi thật to lớn, lộng lẫy và trang nghiêm. Ngôi trường đã là niềm mơ ước của tôi suốt bốn năm học cấp hai và đó cũng chính là động lực để tôi phấn đấu, để được là một người con của ngôi trường này. Khi ước mơ đã thành sự thật, tôi đã không khỏi vui sướng cùng với đó là bao dự định khi chính thức được vào trường. Tôi đi học buổi đầu tiên của năm lớp 10 với bao sự ngỡ ngàng và ấn tượng về ngôi trường. Khi đó, ngôi trường THCS trong mắt tôi sao mà rộng lớn, đẹp đẽ đến thế.
Bất cứ điều gì ở đấy cũng khơi gợi trong tôi sự tò mò và thích thú. Tôi nhớ khi ấy tôi đã cực kỳ ấn tượng với dòng chữ khẩu hiệu của trường: “ Hôm nay tôi tự hào về trường ngày mai trường tự hào về tôi” . Tôi nhớ, khi ấy tôi đã đã cảm thấy hạnh phúc và vui sướng biết bao khi đích thân được “ lội” vào khu khuân viên cỏ lau của trường – điều mà tôi chỉ được nghe kể ở trước đó. Rồi thì cái hòn non bộ với cây lộc vừng rủ hoa đỏ chót và cái bể cá ở phía dưới. Và những hàng hoa cây cảnh tuyệt đẹp. Theo đó là sự ngỡ ngàng trước những chiêu “độc” của ban quản lý nề nếp đối với đám học trò. Nhờ đó mà chúng tôi ngoan hơn, có ý thức hơn không chỉ trong học tập mà còn trong cả cuộc sống. Đó là những cảm xúc mà tôi chỉ có thể tìm thấy ở nơi này. Và còn nhiều, còn nhiều điều khác nữa ở đây mà một đứa học sinh năm nhất như tôi dã khám phá ra ….
Tất cả, tất cả chúng đã để lại trong tôi những hồi ức đẹp ban đầu khó có thể phai mờ. Và không chỉ có vậy, người ta nói cấp ba là quãng thời gian đáng nhớ nhất của cuộc đời học sinh quả không sai. Bởi vì ở nơi đây tôi đã cảm nhận được thật rõ nét những tình cảm thật nhẹ nhàng , thật gần gũi và thân thương biết bao nhiêu. Đó là tình thầy trò, tình bạn bè hay thậm chí còn là những tình cảm mà trước giờ tôi chưa hề biết đến. Nơi đây dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong tôi, trở thành một phần trong cuộc sống của tôi. Ở đây có nghĩa tình thầy trò ấm áp, có tình nghĩa bạn bè nồng thắm, cao cả. Đó là những giờ học hăng say của cả thầy và trò không quản nắng mưa. Đó là những phút trăn trở, lo lắng của thầy cô khi học trò không nghe lời. Đó là niềm vui rạng rỡ của các thầy cô khi học trò của mình đạt được thành tích cao. Là những giờ lên lớp căng thẳng nhưng cũng thật hài hước với trí tưởng tượng “siêu phàm” của lũ học sinh. Hay những giờ ra chơi đủ trò “ cười ra nước mắt” của đám “thứ ba”. Và cả những phút trót phạm lỗi bị cô phạt nhưng vẫn hớn hở như vừa lập công….Tuy giờ đã không còn là những cô cậu học sinh đầu cấp đầy bỡ ngỡ với một môi trường mới nhưng đối với tôi mái trường THPT Yên Lạc này vẫn còn thật nhiều điều thú vị và tôi lại ngày càng yêu quý nơi này hơn. Ở nơi đây tôi đã quen, đã yêu với tất cả mọi thứ, yêu nơi tôi ngồi học có khung cửa lộng gió, yêu đứa bạn thân dạy tôi học Toán, yêu đám bạn bè hùa nhau nghịch ngợm, yêu ánh mặt trời chiếu qua hành lang vào mỗi buổi sớm tinh mơ, yêu hàng cây xanh mướt rộn ràng tiếng ve mỗi khi hè về, yêu những cánh phượng hồng ép khô nơi trang vở, yêu tiếng thầy âm vang mỗi buổi lên lớp…Tình yêu của tôi dành cho mái trường này dường như đang lớn dần theo từng ngày.
Tôi yêu mọi thứ xảy ra ở nơi đây, yêu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bởi tất cả chúng đã làm nên những điều đặc trưng vừa “ riêng” lại vừa “chung” của trường. Là những cái “riêng”mà chỉ Yên Lạc mới có, là những cái “chung” mà ta có thể bắt gặp ở tất cả những ngôi trường trên dải đất Việt Nam này. Là những điều riêng mà mỗi đứa con của Yên Lạc khi ra trường lại bồi hồi, nhớ nhung, pha chút tự hào khi nhắc về.Giờ đây, khi vẫn đang là một đứa con của trường tôi sẽ nỗ lực hết mình để không phụ lòng các thầy cô, để xứng đáng với khẩu hiệu của trường “ hôm nay tôi tự hào về trường, ngày mai trường tự hào về tôi”. Và chỉ nay mai đây thôi, khi đã hoàn thành chương trình phổ thông, tôi sẽ ra trường, sẽ phải rời xa mái trường này và sẽ lại tập thích nghi với một môi trường mới, sẽ có những kỷ niệm mới thế nhưng tôi tin rằng cho dù có đến nơi đâu thì hình ảnh về mái trường THCS này luôn mãi chiếm một vị trí quan trọng trong tôi. Bởi nơi đây đã gắn liền với cuộc sống của tôi suốt ba năm đẹp nhất của đời người. Tôi sẽ nhớ mãi nơi đây, nhớ nơi ươm mầm những ước mơ với bao kỷ niệm buồn vui thời áo trắng – một thời để nhớ một thời đẻ thương và tự hào bởi những gì đặc trưng nhất mà chỉ Yên Lạc mới có. Tôi hy vọng những bài học học được ở nơi đây sẽ là hành trang vững chắc giúp tôi tự tin hơn khi bước vào đời.
1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
2.
Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.
Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn,… là tất cả những gì của ta.
Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.
Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.
Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.
Em tham khảo nhé !
Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
#TK
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Câu kết như kéo người đọc ra khỏi trạng thái lâng lâng ở những câu trên đưa ta trở về với con người chiến sỹ, với hình ảnh người lãnh đạo cách mạng đầy trách nhiệm. Đó là nỗi băn khoăn trăn trở của trái tim vĩ đại trước vận mệnh nước nhà. Câu thơ cuối đã lột tả hết được tâm trạng của bác, cho thấy diễn biến tâm tư của Người.
Bài thơ của Bác hết sức bình dị nhưng đã cho ta thấy tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với dân tộc, đất nước và hình ảnh vị lãnh tụ đầy trách nhiệm, thương yêu. Văn thơ của Người bắt nguồn từ chỗ đó và đã trở thành kết tinh khí thế thời đại, của tinh hoa dân tộc của đạo đức cách mạng truyền thống.