Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Phương pháp giải:
Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai
Lời giải chi tiết:
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Tiểu sử:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996)
+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
Sự nghiệp:
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng
Tham khảo!
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.
+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.
Tham khảo:
- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.
- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý.
- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…
- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh
Cuộc chia tay của những con búp bê :
Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.
Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
_ Mẹ tôi
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả.
_ Cổng trường mở ra
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .
a) Bài Rằm tháng giêng được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. ( viên – thiên – thuyền.)
- Ngắt nhịp: Toàn bài 4/3.
b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :
- cảnh thiên nhiên được miêu tả :
thời gian : vào lúc đêm khuya
không gian :
Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".
Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.
=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng : câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.
- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ : Tâm hồn Bác chan hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.
c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :
- Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.
– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.
d)Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . buổi đầu quốc kháng chiến đầy giang khổ biết bao? Tuy vậy BÁc vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt dẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng àa sâu sắc . Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung , tự tại , lac quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt .
e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
a)Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt(4 câu mỗi câu 7 chữ)
Cách ngắt nhịp:4/3
Cách hiệp vần:tiếng cuối của câu (1)hiệp với tiếng cuối của câu (2) và (4)
b) hai câu thơ đầu:
-Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian cao rộng,bát ngát có tràn đầy sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.(không gian:cao rộng,bát ngát. / thời gian:vào đêm trăng rằm tháng giêng)
-từ xuân được lặp lại liên tiếp nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả không gian vũ trụ.trước cảnh của đêm trăng rằm tháng giêng đã gợi lên cảm xúc nồng nàn,tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.
c) hai câu thơ cuối:
-Câu thơ thứ 3 tả cảnh Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn bạc việc nước.Công việc kháng chiến chống Pháp-công việc hệ trọng của đất nước ,nơi kín đáo và yên tĩnh
-Câu thứ 4:nửa đêm xong việc quân quay trở về thuyền chở đầy ánh trăng
-Bác bận trăm công nghìn việc những vẫn cảm nhận vẻ đẹp của trăng xuân.Trăng đẹp lòng người sảng khoái,hài hòa giữa cảnh và tình
d)Qua bài thơ ta thấy một tâm hồn đầy tình cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tinh thần lạc quan,phong thái ung dungtwj tại và tình yêu nước thương dân của Bác
e)Nghệ thuật:điệp từ"xuân" và lựa chọn những từ ngữ gợi hình gợi cảm
Chúc bn học tốt
- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Tagore Rabindranath), sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.