“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự sau: Các đô vật được lựa chọn bắt đầu nghi lễ bái tổ, nghi lễ “xe đái” và thực hiện keo vật thờ.

– Quy định của keo vật thờ là:

+ 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

26 tháng 2 2023

Những quy định của keo vật thờ: đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra đô vật phải có đức độ, bề dày thời gian cống hiến, công lao cho phong trào vật trong vùng.

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0
23 tháng 4 2018

Trình bày những hiểu biết về Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ và Khối thị Trường chung Trung - Nam Mĩ


Trả lời:

* Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ:
thành lập năm: 1993
gồm 3 nước Hoa kì cânđa và mê hi cô
Mục đích: tao nên thị trường chung rộng lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thé giới
vai trò của Hoa kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đâu ftư nước ngoài vào Mê hi cô
hơn 80% kim ngchj của cânđa

 

23 tháng 4 2018

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

_ Thời gian thành lập : năm 1993

_ Các quốc gia : Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô

_ Mục đích :

+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

+ Chuyển giao công nghệ, tận dụng nhân lực và nguồn tài nguyên dồi dào

Khối thị trường chung Mec-cô-xua (trung - na mĩ)

_ Thời gian thành lập : năm 1991

_ Các quốc gia : Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a

_ Mục đích :

+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì

+ Tháo dỡ hàng rào thuế quan

+ Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối

1.Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở (phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung ván đề nghị luận trong bài. 2.Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài 3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế...
Đọc tiếp

1.Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở (phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung ván đề nghị luận trong bài.

2.Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài

3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

4.Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

5.Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a/ Câu mở đoạn và câu kết đoạn

b/ Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c/ Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : “ từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

6. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật (bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh…)

-      

1
25 tháng 4 2017

Câu hỏi 1:

- Đọc bài văn ta nhận thấy vấn đề nghị luận của bài là: Lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Trong phần mở bài câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được coi là câu chốt, thâu tóm nội dung của bài văn nghị luận.

Câu hỏi 2:

- Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng như sau:

Mở bài: Từ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đến “...lũ cướp nước”.

Thân bài: Từ “lịch sử ta” đến “...lòng nồng nàn yêu nước”.

Kết bài: Phần còn lại.

- Bài văn được lập dàn ý theo trình tự lập luận:

Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.

Câu hỏi 3:

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau:

Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.

Câu hỏi 4:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

Câu hỏi 5:

a. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay...” đến "... nơi lòng nồng nàn yêu nước” ta tìm thấy câu văn mở đoạn như sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...”.

Câu văn kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b. Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được tác giả sắp xếp theo phương pháp liệt kê các biểu hiện của tinh thần yêu nước ở mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền...

c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “Từ ... đến” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng được sắp xếp theo trình tự:

- Theo quan hệ lứa tuổi: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”.

- Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”.

- Theo quan hệ công việc: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”.

Cách liên kết theo mô hình trên, làm cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ, sâu sắc do hệ thống dẫn chứng được dần ra liên tục mà không rối, vừa khái quát, vừa cụ thể. Gợi lên một khôi đoàn kết, đồng tâm nhất trí cao của cả dân tộc.

Câu hỏi 6:

Bài văn với bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động dễ hiểu. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc. Đây là bài văn nghị luận mẫu mực.

1) Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe2) Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2...
Đọc tiếp

1) Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe

2) Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con

3) Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết.Tại sao (không ai cứu hết)

4) Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi

5) Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?

6) Lịch nào dài nhất?

7) Xã đông nhất là xã nào?

8) Quần rộng nhất là quần gì?

9)  Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng

10)  Câu này nghĩa là gì: 1′ => 4 = 1505

Đây là những câu đố giúp bạn thư giãn và động não.Các bạn thử trải nghiệm đi. :))

5
15 tháng 12 2017

cau 7 xa dong nhat la xa hoi

15 tháng 12 2017

1) Vẫn đi qua đc vì khi đi xăng đã hao tổn nên có đủ 10 tấn qua cầu

2) Đập con ma xanh chết, con ma đỏ sợ quá chuyển thành con ma xanh < đập phát nữa ...

3) Bà đi tàu ngầm

4) than

5) vì anh ta làm ở tàng 35

6) lịch sử

7) xã hội

8) quần đảo

9) bàn chân

10) 1 phút suy tư = 1 năm ko nằm

15 tháng 1 2019

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

   + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

 

   + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

   + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

   + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

21 tháng 2 2021

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

   + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

 

   + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

   + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

   + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến