Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
- Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
2. Trả lời :
- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
1.Mẹ sinh ra là để bế bông chăm sóc cho trẻ nhỏ, để màg đến tình yêu thương và những lời ru ấm áp nhất.
2.món quà mà chỉ có mẹ mang đến được cho trẻ thơ là những lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đẹp, và là tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.
3.Bà đã đem đến cho trẻ những câu truyện cổ tích về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành, là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
4.Theo cách nhìn của nhà thơ,,bố dành cho trẻ những bài học về thiên nhiên, về cuộc sống, giúp trẻ thơ trưởng thành về trí tuệ.
5.Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh và trường lớp hiện lên rất đôic thân thương và bình dị như chữ viết, bàn ghế, lớp học, bảng phấn và thầy cô.
6. Sự xuất hiện của thiên nhiên và con người là để giúp cho sự trưởng thành và phát triển của trẻ nhỏ. Mọi thứ như thể sinh ra là vì trẻ thơ. Vì vậy mọi người cần yêu thương, chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về thể xác và tâm hồn.
câu cuối sửa lại giúp mik:
Trẻ em chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em. Những người thân như ông,bà,bố,mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người.
hok tốt!
Tả cả kỷ niệm với ông bà,anh chị, cô chú... mới gọi là gia đình chứ.
Thư gửi mẹ.
Mẹ kính yêu,
Hôm nay thiên thần Buồn đi qua nhà con nhận được thư của mẹ. Con muốn viết thư gửi tới mẹ, vì hôm nay là ngày lễ của những người mẹ hiền mẫu. Ở đây các em bé thai nhi như chúng con mỗi khi có người nhà nhắc đến đó là một bức thư rồi mẹ ạ.
Con vui sướng bởi mẹ vẫn còn nhớ tới con. Vì mẹ vẫn là mẹ của con. Mẹ không như mẹ anh Mất Tay mẹ anh còn chẳng bao giờ viết thư cho anh nữa cơ. Anh Mất Tay là bạn con mẹ ạ. Hôm ấy con cùng anh được ở trong cái túi nhưng mà con chẳng nhìn thấy anh, nhưng con biết anh có hình đẹp lắm vì anh không như con Con thấy anh buồn lắm mẹ ạ. Con cũng không biết nữa con nghe bà ấy nói: “ Mẹ anh ấy không cần anh nữa”.
Mẹ yêu của con, hôm nay đọc thư con muốn trả lời với mẹ. Bây giờ mẹ muốn biết con đang ở nơi đâu nên con viết thư cho mẹ. Để kể cho mẹ nghe cuộc hành trình trong đời con bắt đầu từ lúc con được thành hình trong bụng mẹ.
Hôm ấy con rất vui vì mình được ra đời. Ngày ấy như là ngày đánh dấu sự xuất hiện của con. Con nhớ mẹ và ba cũng vui. Con còn được nghe nhạc nữa bài hát gì mà:” Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh con là cây nến hồng ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Con vui lắm lúc ấy con đã biết cảm nhận rồi đấy mẹ ạ. Con biết tình cảm mẹ dành cho con to lớn như thế nào. Nhưng khi con được 4 tháng tuổi. Ba mẹ đưa con đi khám bệnh con vui lắm nhưng qua cái máy gì mà biết được con là trai hay gái ấy. Khi biết con là con gái con vui lắm vì con ước mình được giống mẹ, để biết đan khăn khi mùa đông lạnh vào bếp khi bố đi làm về, và chăm sóc chị của con nữa. Nhưng mẹ ạ một vài phút sau con chỉ biết khóc thôi, bởi bố mẹ đã to tiếng với nhau. Con nghe thấy hết con biết mẹ đã không muốn xa con đi, nhưng bố lại quyết tâm bắt mẹ con mình xa nhau. Con lo sợ vô cùng con cố gắng nghe xem tại sao bố lại như vậy. Lúc ấy sợ quá con chỉ nhớ được tai con là con gái, gia đình nhà mình cần một người lối dõi, và con đã có một chị rồi…. Con sợ như trong một giấc mơ, con khóc, con không muốn phải xa mẹ
Mẹ yêu quý, khi ấy con được vật gì lạnh lắm. Nó làm con đau cứ kéo con xa dần mẹ. Con cố bám tay vào mẹ nhưng càng cố gắng bám bao nhiêu, con càng đau và càng rời xa mẹ bấy nhiêu. Lúc ấy chân tay con được kéo ra, cả đầu con nữa cũng được cắt vụn ra từng mảnh con đau. Tay một nơi, chân một lẻo, đầu một góc… nên con cũng chẳng biết nó như thế nào nữa. Tuy sau này được sếp lại thành hình nhưng mà những vết đứt, do được cắt và lôi ra của con cũng không thể trở nên một hình hài nguyên vẹn được. Con khóc nhưng có ai nghe tiếng khóc của con đâu. Con được đưa vào nơi mà con nghe mọi người gọi là thùng rác. Con ở cùng anh Mất Tay. Khi ấy mẹkhông biết đấy thôi, có con gì đấy nó ăn mất một bàn tay của con rồi, con đau lắm con sợ quá, con khóc thét nên:” Mẹ ơi mẹ ở đâu rồi, cứu con với mẹ ơi”
Một buổi chiều con được một bà già nghèo, đưa anh Mất Tay và con về. Con nói cho mẹ nghe, bà cố gắng tìm xem tay con ở đau nhưng mà không thấy. Con cũng muốn nói cho bà nhưng màkhông nói được. Con đã được ở nơi mà có rất nhiều bạn như con đấy mẹ ạ. Vì thân thể conkhông được lành, mặc dù đã được ghép lại nhưng cũng không đủ, và nó cũng không bao giờ được như trước nữa. Nên mọi người gọi con là Mảnh Vụn. Ở đây chúng con buồn lắm và chúng con nhớ đến mẹ luôn. Nhiều lúc có cơn gió đi qua con lạnh và cô đơn lắm.
Mẹ yêu quý, con biết mẹ buồn khi phải xa con. Mẹ đã xin sự tha thứ nơi con. Nhưng con khôngdám nhận điều xin lỗi của mẹ đâu. Con chỉ tiếc rằng con không được mặc váy hồng, và đi đôi dép màu hồng cùng mẹ về nhà thôi ạ. Nhiều lúc con thương mẹ lắm, con thương mẹ thật nhiều. Mẹ đừng buồn con vì con nữa nhé. Con muốn vẽ cho mẹ bức tranh về con, nhưng đôi bàn tay của con đã không còn nữa rồi, nên để vẽ được đối với con rất khó. Con cảm ơn mẹ đã luôn nhớ tới con. Mặc dù con chưa từng được nhìn thấy khuôn mặt mẹ nhưng con tin chắc là rất đẹp. Con chỉ xin mẹ một điều mẹ đừng đối xử với các em của con như con nữa nhé, con sợ các em sẽ chịunhiều đau khổ. Mẹ nhớ giữ sức khỏe nhé. Con nhớ mẹ nhiều.
Con yêu mẹ
Con gái yêu của mẹ.
(P/S:Bạn có thể tham khảo bài viết này)
Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chồn chân, chúng ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời!
“Mẹ là dòng suối ngọt ngào. Mẹ là nải chuối buồng cau…”
Mẹ đã cố dấu nước mắt cho con thơ ngây nụ cười, Mẹ đã có những lúc thức trắng cho con bao đêm ngủ say, rồi con khôn lớn lên dang rộng đôi vai, mẹ cô đơn đứng bên hiên đầy mưa bay. Trong mỗi bước đi, xin mãi khắc ghi tình Mẹ … bao la biển trời
Ta có thể mạnh mẽ thật nhiều trước những vấn đề trong cuộc sống, nhưng luôn luôn mềm yếu trước… đấng sinh thành bạn nhỉ?
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Tìm những từ ngữ hình ảnh nói về bố. Từ đó tìm ra nét riêng giữa tình cảm của bố so với bà và mẹ dành cho trẻ?
−- Những từ ngữ, hình ảnh nói về bố:
++ Muốn cho trẻ hiểu biết, thế là bố sinh ra.
++ Bố bảo cho biết ngoan
++ Bố dạy cho biết nghĩ
−- Điểm riêng, khác biệt giữa tình cảm của người bố so với người mẹ dành cho con:
++ Mẹ: mang cho trẻ tình yêu thương, lời ru ngọt ngào.
++ Bố: mang lại cho trẻ những tri thức quý giá, những hiểu biết có ý nghĩa, bố dạy cho con rộng thì là mặt bể, dài là con đường đi.
-.-
Tick mik