K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

– Ngô Tất Tố xuất thân trong gia đình nhà Nho gốc nông dân.

– Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

– Một số tác phẩm ở nhiều thể loại như: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939), Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (phóng sự, 1940), Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946), Đóng góp (kịch, 1956)…

2. Tác phẩm

a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tiểu thuyết “Tắt đèn” được sáng tác năm 1939 – thời điểm trước cách mạng tháng 8

– Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ chương VIII của cuốn tiểu thuyết.

b) Đọc – Tóm tắt:

– Vụ sưu thuế của làng đang ở thời điểm gay gắt nhất. Nhà chị Dậu không đủ tiền sưu thuế nên anh Dậu bị bắt, đánh trói dã man. 

– Chị Dậu vừa xin cho anh Dậu về nhà để chăm sóc thì bọn cai lệ lại xông đến đòi bắt đi.

– Chị Dậu van xin không được nên đã tức giận và phản kháng lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã tái hiện lại khung cảnh đầy gay gắt của vụ sưu thuế làng Đông Xá, trong đó, gia đình chị Dậu đã bị đẩy đến tình cảnh bước đường cùng. 

Kiến thức bổ trợ: Sưu thuế là tiền sưu và các khoản thuế dưới thời phong kiến thực dân, yêu cầu mọi người dân phải nộp. Trong xã hội phong kiến nửa thực dân trước cách mạng, người nông dân bị chèn ép, bóc lột và bắt đóng nhiều loại thuế vô lý và bất công. Một loại thuế mà nhà văn Ngô Tất Tố đề cập và lên án gay gắt trong tác phẩm là thuế thân. (Gia đình chị Dậu ngoài việc phải đóng thuế thân cho anh Dậu, còn phải gánh thêm thuế thân của em trai anh Dậu – người đã chết từ năm ngoái.)

c) Phương thức biểu đạt: Tự sự (đan xen miêu tả)

d) Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba – Cách kể khách quan

e) Tình huống

Anh Dậu vừa được đưa về nhà sau khi bị đánh đập hết sức dã man => chị Dậu ra sức chăm sóc chồng nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào, tính mạng anh Dậu bị đe dọa => Chị Dậu chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Tình huống kịch tính căng thẳng.

f) Bố cục đoạn trích: theo trình tự cốt truyện

– Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng.

II. Đọc – Hiểu chi tiết1. Nhân vật chị Dậu

Khi phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học, học sinh chú ý tìm hiểu về hoàn cảnh nhân vật, ngoại hình, lời nói, hành động,.. Từ đó khái quát tính cách và phẩm chất của nhân vật.

a) Hoàn cảnh chị Dậu:

Chị Dậu được đặt trong bối cảnh vụ sưu thuế tại làng Đông Xá vô cùng gay gắt. Một mình chị Dậu phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm: vất vả “chạy vạy” khắp nơi để lo cho gia đình chồng con, lại vừa lo suất sưu cho chồng, chống trả lại bọn quan nha. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, chị Dậu –  người phụ nữ nông dân tiêu biểu đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình.

b) Cử chỉ, lời nói, hành động của chị Dậu:

Trước khi cai lệ đếnKhi cai lệ đến
Cử chỉ: “Quạt cháo cho chóng nguội, rón rén bưng bát cháo đến cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không,…”Lời nói: “Chống em cố húp ít cháo…”

Nhận xét: Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, hết lòng yêu thương gia đình và chồng con.

Lần 1: Lời nói run run, thái độ van xin, xưng “cháu – ông” => Lễ phép, nhẫn nhịn, nhún nhường.Lần 2: Cãi lý khi cai lệ cố tình đánh anh Dậu, xưng “tôi-ông” => Đặt mình ngang hàng với cai lệ. Lần 3: Vươn vai đấu tranh, đánh lại cai lệ, xưng “bà-mày” => Đặt mình cao hơn kẻ thù, phản kháng quyết liệt, đầy thách thức.

Nhận xét: Quá trình thay đổi diễn biến lời nói, hành động, tâm trạng của chị Dậu:

Van xin, chịu đựng, nhẫn nhục => Ngang hàng, cương quyết => Chống trả quyết liệt“Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được,…” 

=> Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người nông dân có sức phản kháng mãnh liệt. Sức mạnh của tình yêu thương và sức sống tiềm tàng của người nông dân đã chứng minh cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh. 

2. Nhân vật cai lệ

Nếu như chị Dậu đại diện cho những người nông dân bị áp bức, là nạn nhân của nạn sưu thuế thì cai lệ là nhân vật đại diện cho cái ác – giai cấp thống trị. 

Hành độngQuát nạt, trợn mắt, giật phắt cái thừng, bịch vào ngực, tát vào mặt chị Dậu
Lời nói“Mày nói cho cha mày nghe đấy à” – Ra oai, hách dịch
Tính cáchHung bạo, độc ác, đại diện cho giai cấp thống trị hách dịch, cậy quyền thế bắt nạt dân lành
III. Tổng kết1. Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực: Vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị chế độ thực dân nửa phong kiến.

– Giá trị nhân đạo: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và sức mạnh tinh thần phản kháng của người nông dân. 

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống kịch tính đến cao trào

– Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động

– Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:

Do tác giả Sách giáo khoa đặt“Tức nước vỡ bờ” trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Nhà văn đã mượn hình ảnh trên để phản ánh một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Chị Dậu không chịu đựng được thêm nữa sự áp bức thô bạo, dã man đến mất hết tính người của hai tên tay sai.Sự uất hận như giọt nước tràn ly, như tức nước vỡ bờ, hành động vùng lên chống lại áp bức bất công của chị Dậu chứng tỏ một quy luật tất yếu trong cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh.

Nhận xét chung: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với 2 cảnh chính: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng con và cảnh chị Dậu đối đầu với tên cai lệ đã phản ánh sâu sắc thực trạng sưu thuế bất công và vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng 8.

“Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn, lành mạnh như chị Dậu” – Nguyễn Tuân.

 

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

3 tháng 4 2020

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

Tôi đi học – Thanh Tịnh

Truyện ngắn

Tự sự

Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.

- Điểm nhìn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng.

Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

Hồi kí

Tự sự xen miêu tả, biểu cảm

Tình yêu thương mẹ và niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ

- Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu.

- Lời văn chân thực, tha thiết, cảm động.

Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

Tiểu thuyết

Tự sự xen miêu tả, biểu cảm

Nạn sưu thuế thời phong kiến và sức sống, sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu.

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điền hình.

Lão Hạc – Nam Cao

Truyện ngắn

Tự sự xen miêu tả, biểu cảm

Số phận đau khổ, tế tắc của lão Hạc – người giàu lòng tự trọng, tình thương và lòng vị tha. Lão sống trong sạch và đáng kính trọng

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

3 tháng 4 2020

1/ My dad doesn’t mind __________my mom from work every day.

A.   pick up            B. picked up                  C. picks up           D. picking up

2/ Find the word which has a different sound in the part underlined.

          A. played             B. decided            C.gathered            D. loved

          A. brushes            B. buses                C.boxes                D. tables

3/ __________a horse is one of the skills every nomadic child in Mongolia has to learn.

A. Riding              B. Ride                 C. To rice             D. Ridden

4/ The hills are __________in spring when the wild flowers bloom.

A. beauty             B. colourful          C. peaceful           D. safely

5/ Can you speak __________? My English is not good.

          A. slow                 B. fast                            C. more slowly     D. faster

6/ On Sunday, we can get up __________than usual.

A. late                            B. early                C. earlier              D. later

7/Nga enjoys __________on Sundays?

A. gardening                  B. garden              C. gardened          D. gardens

8 tháng 2 2018

Bạn cần phân tích từng hình ảnh, chi tiết miêu tả khắc họa nhân vật trong mỗi văn bản từ đó làm nổi bật phẩm chất của 3 người phụ nữ trong 3 văn bạn trên:

- Người mẹ trong "Trong lòng mẹ": Đây là nhân vật kiệm lời nhất trong văn bản nhưng cũng để lại muôn vàn cay đắng trong lòng độc giả. Là 1 người phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu những khó khăn trong cuộc sống. Có lúc tưởng rằng là con người vô cảm nhưng đến kết văn bản mới thấy bà yêu thương con vô cùng.

- Người mẹ, người vợ trong "Tức nước vỡ bờ": Là người phụ nữ chịu vô vàn khó khắn trong cuộc sống nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của bà mẹ yêu thương con dẫu phải bán con. Đây là người vợ hết lòng yêu thương chồng. ( Lấy DC chị Dậu chăm chút cho chồng sau khi bị trả về). Là người phụ nữ dám đứng dậy để bảo vệ tình yêu thương của mình. ( DC: Đánh lại tên cai lệ)

Ngoài ra bạn có thể lấy Dc về những con người độc ác, xấu xa, ngược lại 3 người phụ nữ trên. Đó là: người bà cô trong "Trong lòng mẹ", ....

9 tháng 11 2016

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.


 

17 tháng 11 2021

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

  • Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
  • Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào
    • Ở Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.
    • Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.☢

28 tháng 10 2019

1 trong 2 ng đc ko bn

21 tháng 10 2024

【Câu trả lời】: 1. Tác giả tác phẩm truyện kí Việt Nam đã được học ở học kỳ 1 bao gồm: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Hồ Thức Lân, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Hồ Thức Lân. 2. Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, hình ảnh người nông dân được miêu tả như những người chịu đựng, kiên cường, luôn vững vàng trước khó khăn, gian khổ. Trong văn bản “Lão Hạc”, hình ảnh người nông dân được miêu tả như những người chịu đựng, kiên cường, luôn vững vàng trước khó khăn, gian khổ. 【Giải thích】: 1. Các tác giả tác phẩm truyện kí Việt Nam đã được học ở học kỳ 1 bao gồm những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Hồ Thức Lân… 2. Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, hình ảnh người nông dân được miêu tả như những người chịu đựng, kiên cường, luôn vững vàng trước khó khăn, gian khổ. Trong văn bản “Lão Hạc

4 tháng 10 2021

Câu 1 : 

*Thể loại : 

- Tôi đi học : Hồi kí

- Trong lòng mẹ : Hồi kí

- Tức nước vỡ bờ : Tiểu thuyết

- Lão Hạc : Truyện ngắn

*Ngôi kể:

- Tôi đi học : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

- Trong lòng mẹ : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

- Tức nước vỡ bờ : Ngôi thứ ba

- Lão Hạc : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

*Phương thức biểu đạt

- Tôi đi học : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

- Trong lòng mẹ : Tự sự + miêu tả + biểu cảm

- Tức nước vỡ bờ : Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

- Lão Hạc : Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Câu 2 :

*Nội dung

- Tôi đi học : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

- Trong lòng mẹ : Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

- Tức nước vỡ bờ : Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

- Lão Hạc : Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

*Nghệ thuật:

- Tôi đi học : 

Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảmMiêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”Giọng điệu trữ tình trong sáng.

- Trong lòng mẹ:

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhâ vật
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc.giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật. 

- Tức nước vỡ bờ :

Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vậtNgòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

- Lão Hạc : 

Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Câu 3 : 

Giống nhau:

– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

Câu 4 : 

Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn. Lão chết vì khổ quá, nghèo quá, Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai. Lão chết vì thấy có lỗi với mọi người, với cậu Vàng - người bạn thân thiết của lão. Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết ấy còn tàn khốc hơn nữa. 

Cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Lão chết vì sự tàn khốc của xã hội, sự bần hàn của cuộc sống. Cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.

Câu 5 : 

Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.

Câu 6 : 

Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé.  Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡn thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."

 

5 tháng 10 2021

Bạn có thể viết ngắn đc ko