Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ trong văn bản. Nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... làm nổi bật vấn đề muốn nói đến.Điệp từ - Điệp ngữ khác nhau ở chỗ:
- Điệp từ: là sự lặp đi, lặp lại của một từ.
- Điệp ngữ: là sự lặp đi, lặp lại của cụm từ. Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Trong đoạn thơ trên, điệp từ là từ "Những"; điệp ngữ là cụm từ "đây là của chúng ta"+ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
các biện pháp tu từ là: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ(lặp), phép đối lập.
Phép nhân hóa, so sánh: làm cho sự vật hiện lên gần gũi đối với con người, bộc lộ cảm xúc sâu sắc đối với thiên nhiên đối với con người.
Điệp ngữ: nhấn mạnh ý nghĩa đất đai gắn bó với con người sâu sắc ( từ mỗi)
Đối lập: nêu bật sự khác biệt giữa cách sống của người da đỏ và người da trắng.
Tóm lại: tác dụng của 4 biện pháp là: gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên -> Quan hệ ruột thịt thiêng liêng, cao qúy -> thiên nhiên đồng hành với người da đỏ. hôm qua mình mới học xong. chuẩn 100%
bài 2
a) nhìn: ngó, xem, liếc
b) mang: xách, vác, bê
c) chết: tử, mất, khuất núi, qua đời.
MK BIẾT MỖI THẾ THÔI MÀ BẠN CŨNG CÓ THỂ THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC BN KHÁC NHÉ.
CHÚC BN HỌC TỐT. ^_^
Bài 1: giải thích nghĩa và đặt câu với các từ sau : cho ; biếu ; tặng
a, nghĩa của từ cho : chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả
b, nghĩa của từ biếu : (Trang trọng) cho, tặng (thường người thuộc hàng trên, bậc trên)
c, nghĩa của từ tặng : (Trang trọng) cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc để tỏ lòng quý mến
Bài 2: tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau:
a, nhìn : trông, ngó, ngóng, xem,...
b, mang : đem, đeo, đi, xách,...
c, chết : đi bán muối, yên giấc ngàn thu, đi theo ông bà, đi núi, đi chầu trời, đi qua thế giới bên kia, mất, qua đời, khuất núi,...
Chủ ngữ ; Cảnh vật dưới đất Vị ngữ ; mới thảm thương làm sao
Chủ ngữ ruộng đất vụ ngữ nứt nẻ khô cằn
Chủ ngữ Người và vật vi ngữ nằm la liệt
Chủ ngữ mắt vị ngữ nhắm nghiền
Ôi ! Cảnh vật dưới đất / mới thảm thương làm sao : ruộng đất / nứt nẻ,khô cằn;người và vật / nằm la liệt,mắt nhắm nghiền.
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
Học tốt #
hung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời.
Danh từ: bạn thân, chiếc đài..
Động từ: nghe, nói...
Tính từ: béo, cũ, thú vị...
Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về.
Danh từ: cây phượng vĩ, sân trường, mùa hè...
Động từ: nở, về, tỏa, hót...
Tính từ: đỏ rực, trong xanh, rực rỡ...
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Ở trường, em luôn cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.
Cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ
Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đó được mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội. Bà con cô bác xóm dưới sóctrên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp.
đúng rôì đó bn ak ko chép mạng đâu
Câu 1 :
- Đoạn 1: từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
+ND: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến khói sóng ban mai
+ND: Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại.
+ND:cảnh chợ Năm Căn đông vui, nhộn nhịp trù phú và nhiều màu sắc .
Câu 3 :
*Nét đẹp của Kiều Phương về mặt :
-Ngoại hình:
+ Mặt luôn bị chính mình bôi bẩn , lấm lem.
=>Bộc lộ nét hồn nhiên , hiếu động, của Kiều Phương.
-Tâm hồn : +Tốt bụng, hồn nhiên , trong sáng , hết lòng yêu thương anh trai của mình.
+ Giàu lòng vị tha , nhân ái, đam mê hội họa , có tấm lòng độ lượng và trái tim nhân hậu đáng quý.
=> Tâm hồn trong sáng , giàu lòng vị tha , đáng quý , đáng trân trọng.
*Liên hệ bản thân :
+Phải biết tha thứ , yêu thương , đồng cảm với các bạn và anh chị trong gia đình.
+Không được ghen tị , đành hanh.
+...
Câu 1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:
"Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở" (Con Rồng cháu Tiên)
Tiếng
Thần
dạy
dân
cách
trồng
trọt
chăn
nuôi
và
ăn
ở
Từ
Thần
dạy
dân
cách
trồng trọt
chăn nuôi
và
ăn ở
Câu 2.
Lời giải chi tiết
1. Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo.
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
Trả lời:
* Trong câu trên có 12 tiếng (Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở) và có 9 từ (đã được phân cách bằng dấu gạch chéo).
2. Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
Trả lời:
- Tiếng dùng để tạo từ.
- Từ dùng để tạo câu.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
3. Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:
Từ đấy /, nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt, / chăn nuôi / và / có / tục / ngày tết / làm / bánh chưng / bánh giầy.
Trả lời:
Bảng phân loại
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ đấ-y, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
4. Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau?
Trả lời:
- Giống nhau: Từ láy và từ ghép đều gồm hai tiếng trở lên (đều là từ phức)
- Khác nhau:
+ Từ láy giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm
+ Từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.