K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Úa sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

2. Tóm tắt:

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.

- Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.

- Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng “than thở” của Âu Cơ, giọng “phân trần” của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

22 tháng 2 2016

 

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

 

 


(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng"(Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).

 

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.  

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

2. Tóm tắt: 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.

- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.

- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

22 tháng 2 2016

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

truyen thuyet con rong chau tien

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

loading...
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
– Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.

– Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.

26 tháng 5 2016

                                                                                                CON RỒNG CHÁU TIÊN

                                                                                                     (Truyền thuyết)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại :

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. 

- Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

4. Tóm tắt: 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

27 tháng 5 2016

này , sao các bạn không tự trả lời mà copy ở phần lý thuyếtbucqua

 

7 tháng 11 2018

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. + Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. – Phần đọc thêm: + Dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương. + Câu ca dao khuyên chúng ta đoàn kết. + Nguồn gốc Tiên Rồng khiến cho Đất nước Việt Nam là mái nhà chung cho mọi gia đình đoàn tụ, cho mọi thế hệ có trách nhiệm hi sinh vì nhau. Đáng chú ý là cha ông không dặn dò con cháu làm ăn ra sao mà dặn phải tự hào, thành kính với tổ tiên, nguồn gốc (hai tiếng “cúi đầu” rất thiêng liêng, thành tâm). (Hết)

7 tháng 11 2018

Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm dâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…
(Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng)

học tốt

7 tháng 11 2018

Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.

Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên  Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc

Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng. (Hết)

30 tháng 8 2018

Bai 1:

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

*   Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

-   Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

-   Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

*   Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

-  Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

-   Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

-   Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

-  Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

-  Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

-  Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩa sau:

-  Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

-   Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

Bai 2: 

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Trả lời:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 8 2018

bn phải tự soạn bn chứ, ko đc chép bài đâu, đây là quy định chung của môn ngữ văn 6 bn ạ.

bạn vô Vietjack. com tham khảo nhé

hok tốt

28 tháng 7 2019

LONG QUAN NÒI RÒNG LA CON CUA THAN LONG NỮ ÂU CƠ :LA TIEN NU  DONG HO THẦN NÔNG

3 tháng 4 2018

A. Mở bài:(0,5 điểm )

- Cách 1: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ bằng cách hóa thân vào nhân vật Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự giới thiệu về mình và kể chuyện.

- Cách 2: giới thiệu hoàn cảnh nghe câu chuyện như nghe ông bà hoặc mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ sau đó dẫn dắt đến truyện “ Con Rồng cháu Tiên”

B. Thân bài:(9 điểm )

- Kể về Lạc Long Quân:

   + Nguồn gốc xuất thân: con trai thần Long Nữ, cai quản vùng Lạc Việt..; bày tỏ suy nghĩ về nguồn gốc của mình: tự hào về nguồn gốc cao quý.

   + Tài năng của Lạc Long Quân: được dạy dỗ từ nhỏ, thuộc họ nhà Rồng, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ.Có những hành động cao đẹp như diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh…

- Kể về Âu Cơ:

   + Nguồn gốc: con gái thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc, lí do xuống vùng đất Lạc Việt dạo chơi, đây là vùng có nhiều hoa thơm cỏ lạ.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.

- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.

- Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng đàn con chia nhau cai quản các vùng đất

   + Lí do cuộc li biệt: sự khác nhau về điều kiện sinh sống, tập quán… của 2 giống Rồng-Tiên

   + Lạc Long Quân chia sẻ với Âu Cơ và đàn con những trăn trở của mình, quyết định chia nhau cai quản các vùng đất

   + Cuộc chia li diễn ra ngậm ngùi, da diết

- Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển.Âu Cơ đưa 50 con lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

C. Kết bài:(0,5 điểm )

- Cách 1: Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình : tự hào, nhớ về nguồn gốc tổ tiên….

- Cách 2: Người kể nghe xong câu chuyện tự nói lên suy nghĩa, cảm nhận của chính mình: tự hào về nguồn gốc, cần biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

11 tháng 10 2016

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – các con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

Chúc bạn học tốt!



 

11 tháng 10 2016

Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.

Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.


 

27 tháng 9 2018

Bạn lên google hoặc mua sách giải về tham khảo nhé!

27 tháng 9 2018

Tham khảo : 

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.