Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1( trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già
- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
- Hình thức: thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi
Câu 2 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:
- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất
- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.
- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.
Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:
- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động
- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài
→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.
Câu 4 (trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu
- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Bánh chưng, bánh giày do LANG LIÊU huy động hơn 500 anh em siêu nhân chuẩn bị để dâng lên ĐẠI CA HÙNG.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần Tiên, Bụt Phật,… đã tạo nên yếu tô" hoang đường, yếu tô" kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đứng, nhưng chưa thật đầy đủ.Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
P/s: Tham khảo nha.
1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.
Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.
3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
kể về 1 người bạn tốt
kể về người bạn thân nhất
kể về 1 buổi sinh nhật
kể 1 lần em bị mắc lỗi
kể về 1 chuyến về thăm quê
t**k cho minh nha bạn!!
Mình thi rôì đề là:
kể về mẹ của em.
M nghĩ bạn nên ôn văn tưởng tượng nhiều hơn
Trên quả Địa cầu:
- Nếu cử cách 10°, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến.
- Nếu cứ 10°, ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam.
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn… mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: “Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước”.
"Ngày xưa khi còn thơ bé
Con vẫn hay đòi mẹ khóc nhè
Để được mẹ dỗ dành
Và kể con nghe những câu chuyện cổ tích
Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây
Để con được những giấc ngủ say
Luôn yên bình trong những giấc mơ đêm về
Tình yêu thương bao la mẹ dành tất cả cho con "
Cứ mỗi khi nghe lời bài hát ấy, lòng em lại bồi hồi nghĩ về một người mẹ yêu quý của em
Mẹ em năm nay khoảng chừng……. tuổi nhưng trông cô còn trẻ lắm, cứ như là một sinh viên mới ra trường. Mẹ có một vóc dáng cân đối, gọn gàng như một người luyện tập thể thao thường xuyên. Em rất thích ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, một khuôn mặt rạng ngời tươi tắn, dễ thương. Đẹp làm sao mái tóc dài mềm mại thướt tha xõa xuống bờ vai của mẹ. Mẹ có vầng trán cao cao lộ vẻ thông minh. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, thật vậy, mẹ có đôi mắt tròn xoe, đen láy rất đẹp và chan chứa tình yêu thương.Sống mũi mẹ cao thanh tú, hài hòa cân đối trên khuôn mặt xinh xắn của mình.Đôi môi mẹ đỏ hồng tựa như son, ẩn chứa sau ấy là hàm răng trắng sáng ngời và đều như bắp. Ấn tượng nhất với em có lẽ là nụ cười của mẹ. Một nụ cười duyên dáng đáng yêu và tươi đẹp như hoa. Mỗi khi mẹ kể chuyện, chúng em như lạc vào thế giới cổ tích, thần tiên.Làn da trắng hồng nên mẹ mặc trang phục nào cũng đẹp, nhất là những chiếc áo dài tha thướt. Sao mà trông cô dịu dàng đến thế!
Mẹ em không những đẹp người mà tính tình còn hiền lành dễ mến, ăn nói điềm đạm nhỏ nhẹ. Mẹ thường hay quan tâm và giúp đỡ mọi người đặt biệt là gia đình . Đối với đồng nghiệp, mẹ luôn hòa đồng, chân thành. Mẹ còn rất lịch sự, tế nhị và khéo léo khi trao đổi với mợi người. Có lẽ thế mà ai cũng yêu quý mẹ em. Mẹ rất thích hoa, trên bàn làm việc của mẹ em lúc nào cũng có lọ hoa với những cành hồng tươi thắm. Bao giờ mẹ cũng là người dậy sớm như một thói quen. Mẹ em rất nhiệt tình trong khi làm việc gì đó. Em nhớ có một lần bị bệnh , khi đó mẹ đã vội tranh thủ làm việc nhà xong để lo cho em, hỏi thăm tình hình sức khỏe và động viên em mau khỏi bệnh. Nhìn ánh mắt lo lắng, em vô cùng cảm động trước tấm lòng của mẹ. Từ đó, em càng cảm thấy yêu mẹ hơn.
Thật hạnh phúc biết bao khi được là con của mẹ . Em hứa là sẽ cố gắng nỗ lực chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng mẹ đã dạy bảo.