K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2017

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.



24 tháng 9 2017

cảm ơn bạn tốt

30 tháng 8 2018

Soạn bài: Thánh Gióng

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

   - Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

   - Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

   - Phần 4 (còn lại): Nhân dân ghi nhớ công ơn.

Tóm tắt:

   Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.

   Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Truyện có các nhân vật : Thánh Gióng, cha mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả.

   - Nhân vật chính là Thánh Gióng được xây dựng kì ảo, tưởng tượng:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa các chi tiết :

a. Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

b. Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

c. Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

d. Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

đ. Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

e. Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: biểu tượng rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường chống ngoại xâm của dân tộc, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

Câu 4* (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử: thời Hùng Vương, dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ độc lập và huy động sức mạnh toàn dân tộc. Vũ khí sử dụng ngày càng hiện đại.

Luyện tập

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có thể chọn các hình ảnh:

   - Nghe tiếng sứ giả, Gióng chưa từng biết nói biết cười bỗng cất tiếng nói.

   - Gióng lớn nhanh như thổi, cả dân làng phải góp gạo nuôi Gióng.

   - Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ.

   - Gióng cưỡi ngựa sắt giết giặc, nhổ tre quật vào giặc.

   - Tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hội thi trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì đó là hội thi biểu dương việc rèn luyện sức khỏe, lấy ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng, tráng sĩ làng Phù Đổng, biểu tượng ý chí và tinh thần yêu nước.

30 tháng 8 2018

Bạn vào trang này nhé :https://loigiaihay.com/soan-bai-thanh-giong-truyen-thuyet-c33a14676.html

16 tháng 11 2017

Tóm tắt:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.

Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Câu 1: Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật:

- Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật chính.

- Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.

- Vua, sứ giả triều đình.

- Dân làng…

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

- Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường: Bà mẹ đặt chân mình vào vết chân to về nhà thọ thai 12 tháng; sinh cậu bé khôi ngô, lên 3 tuổi mà không biết nói biết cười.

- Nghe tin sứ giả bỗng dưng cất tiếng đòi đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi.

- Thánh Gióng ra trận: Vươn vai thành dũng sĩ; ngựa sắt phun lửa; dùng tre làng đánh giặc.

- Thánh Gióng sống mãi: Bay về trời; để lại những dấu tích của tre, của ao đầm.

Câu 2: 2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

- Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước.

- Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.

- Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

- Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

- Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.

- Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình vì nghĩa lớn mà không màng tới công danh phú quý.

Câu 3: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Câu 4:

Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

16 tháng 11 2017

I. VỀ THỂ LOẠI:

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.

Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết “bảy nong cơm, ba nong cà” do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

2. Lời kể:

Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.

- Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).

- Đoạn tiếp theo (từ “Bấy giờ có giặc Ân” đến “những vật chú bé dặn”): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.

- Đoạn thứ ba (“Càng lạ hơn nữa đến “mong chú giết giặc, cứu nước”): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.

- Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.

- Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: “Người ta kể rằng” và “Người ta còn nói” thể hiện niềm tự hào).

3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.

4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.



25 tháng 12 2017

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.

Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.

Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. Ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.

Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.

Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:

– Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.

Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:

– Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.

Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.

Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:

– Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.

Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:

– Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.

Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:

– Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.

Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.

Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.

Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.

Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:

– Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.

Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó còn nói:

– Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!

Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.

Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.

    Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.

Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ

25 tháng 12 2017

Ghê ghớm

26 tháng 10 2018

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con
trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng
xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những
người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy
tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một
vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến
nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn
chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự
việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang.
Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc
đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn
chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì
Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng
đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi,
cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta
rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ
khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang
yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc.
Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi
chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ
giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng
lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn
mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên
tiếng, giọng đầy quả quyết:
- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta
sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc
Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho
Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít.
Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật
không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng
nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn
không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi
người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến
nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nócả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình
thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng
còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức
khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó
còn nói:
- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ
và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc
vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó.
Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng
lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay
nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc
đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng
chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân
làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất
vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.

26 tháng 10 2018

Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạrnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi cứ cui cút hoài trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đệm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh ông nhà và tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi ngô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, khi tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sàt, ta sẽ phá tan giặc!.". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lơn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may là nhà vua đã cho đưa đến ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh khỏe khác thường. Nó mặc giáp sắt, cẩm roi sắt và lên yên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột và giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào đá núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ mấy cây tre bên đường quật nốt đám tàn quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Ninh Sóc và tại đây nó cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay lên trời.

Mọi người đã lập đền thờ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho con tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi ấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hôm nay sở dĩ có tôn gọi như vậy là do ngựa Giống phun lửa và đốt rụi cả một làng. Cũng may bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng tôi rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giác bảo vệ cuộc sống no ấm cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắn rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ, và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?

 Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

17 tháng 12 2017

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

- Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

- Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

- Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

- Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

- Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

- Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

17 tháng 12 2018

- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo.

- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, truyện còn lý giải giải về ao hồ, tre đằng ngà,... Truyện "Thánh Gióng" ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

17 tháng 12 2018

Nghệ thuật

Xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn

Nội dung

Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Người anh hùng làng Phù Đổng – Thánh Gióng – là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng đến danh lợi, đẹp như một giấc mơ hồng Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh... Dựng nước và giữ nước à 2 nhiệm vụ thường trực.

1 tháng 11 2020

ám chỉ nhân dân ta khi ko có giặc thì nhân dân ta chăm chỉ làm việc và nhưng khi có giặc thì nhân dân ta sẽ đánh giặc