K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

Câu 1: Các tính từ:

a. bé; oai.

b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

Câu 2:

  • Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, ...

  • Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, ...

  • Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, ...

  • Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, ...

- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,...

Câu 3:

- Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ...

- Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, ...

- So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn. Ví dụ các cụm từ: Bông hoa tím; Cô bé ngoan ngoãn. Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp; Cô bé này rất ngoan ngoãn.

- Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.

II. Các loại tình từ

Câu 1:

  • Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai

  • Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2:

Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.

Bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

III. Cụm tính từ

Câu 1:

Cụm tính từ

Câu 2:

- phụ trước: rất, vô cùng, khá ...

- phụ sau: như ...,

- ý nghĩa: chính là ghi nhớ SGK Ngữ văn lớp 6 trang 155

IV. Luyện tập

Câu 1: Các cụm tính từ:

a. sun sun như con đỉa

b. chần chẫn như cái đòn càn

c. bè bè như cái quạt thóc

d. sừng sững như cái cột đình

đ. tun tủn như cái chổi sể cùn

Câu 2:

  • Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.

  • Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổ sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi

  • Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.

Câu 3:

  • Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.

  • Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.

  • ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.

Câu 4:

  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)

  • Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)

  • Chúc bn học tốt vuithanghoaok

25 tháng 12 2016

Phần luyện tập hả pn

31 tháng 10 2016

có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)

31 tháng 10 2016

Thank bạn nha yeu

25 tháng 12 2016

 

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Mẹ hiền dạy con

Câu 2:

- Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự.

- Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

Câu 3:

  • Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.

  • Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.

Câu 4: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con là:

  • Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.

  • Nội dung mang tính giáo huấn.

  • Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.

  • Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).

  • Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

III. Luyện tập

Câu 1:

Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

Câu 2: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.

  • Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.

  • Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.

  • Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng

Câu 3: Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

  • Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa làchết)

  • Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử(từ tử được dùng với nghĩa là con)

  • Chúc bn học tốt nhaaaaaaaaa!vui

17 tháng 10 2016

Thạch Sanh 

1. . Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.

Chữa lỗi dùng từ 

1. 

- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.
- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. 
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người. 
+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...

Chúc bn hok tốt ! ❤❤❤ 
25 tháng 12 2016
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.
* Tóm tắt nè bạn
1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.
Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.
Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.
2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.
3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.
4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".
2. Lời kể:
Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:
- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.
- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.
- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.
- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.
3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.
4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
12 tháng 12 2017

Câu 1: Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Trả lời:

* Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải ra mua các loại thuổc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+ Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.

+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.

+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa bệnh cho nhà vua, dù có lệnh vua gọi.

a) Thái y lệnh là người hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu. Trong những hành động của ông, diều làm người đọc cảm phục nhất là Thái y nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b) Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: "Tôi có tộiịịế tôi xin chịu tội" vừa khiêm nhường vừa thấm thìa lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuôc.

Câu 2. Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thê nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

- Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình dã không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhản đức.

Câu 3: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu; cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi. Vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.

Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44).

Trả lời:

Cả hai văn bản đều biểu dương y đức cao dẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.

- Tuy nhiên, so văn bản thứ nhất với văn bản thứ hai thì ở văn bản thứ nhất nội dung y đức được kể lại phong phú, sâu sắc hơn, cụ thể:

+ Với vị Thái y lệnh người họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước và sau đó của ông, trong khi với Tuệ Tĩnh, chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.

+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp Tuệ Tĩnh, mới chỉ là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua nhiều.

+ Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.

25 tháng 12 2016

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những việc làm tai hại của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.

 

Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.

Sau khi ra đời được vài ngày, mẹ Dế Mèn đã cho mấy anh em chú ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, tâm trạng của Dế Mèn là khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩ đến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt… cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch… Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi… Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.

3 tháng 12 2019

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.
Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa

3 tháng 12 2019

Trong một ngày chủ nhật đẹp trời, ông mặt trời lên cao chứng tỏ là buổi trưa đã đến. Tôi vừa ăn cơm xong thì thấy buồn ngủ, nên tôi lên giường rồi dần dần chìm vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, bỗng xuất hiện trận lốc dữ dội cuốn trôi tất cả mọi thứ. Từ những ngôi nhà lá đơn xơ đến vài căn hộ lộng lẫy, bây giờ chỉ là đống tro tàn. Những hạt cát tự chuyển động, chúng nó gôm lại với nhau như đang xây dựng một thế giới mới. Những hạt cát biến thành đám mây hồng lấp lánh. Tôi bước vào và thấy một thế giới mới, tôi thấy mình vô cùng to lớn, nơi đây mang tên “Thế giới học tập của Dương Lê Bích Huyền”. Khi tỉnh lại tôi mới nhận ra đây là thế giới chứa các điểm kiểm tra của tôi. Trong căn biệt thự to là nhà ở của các cậu điểm 10. Các cô, cậu ấy lộng lẫy làm sao. Chúng nó đi từng bước chầm chậm. Xa xa có một ngôi nhà cũng khang trang không kém, đó là nhà của anh, chị điểm 8, 9 thanh lịch. Phía bên phải của thành phố, có một ngôi nhà nhỏ nó là ngôi nhà xấu xí nhất trong thành phố này. Nó dành cho bé điểm 5 yếu ớt. Ở trung tâm thành phố có một ngôi nhà hình tam giác khổng lồ, nơi đây để tổ chức các cuộc họp của các thành viên trong thành phố. Trên đỉnh ngọn tháp có một thứ vừa cao vừa nhọn như cây kim vá áo nhà tôi. Bỗng phía sâu trong rừng vang lên một hồi chuông dài, nó vô cùng lớn, như rung động cả thành phố. Rồi các cư dân của thành phố sau khi nghe tiếng chuông đều đóng cửa nhà và hướng tới ngôi nhà tam giác ấy. Thì ra âm thanh đó chính là thông báo đã đến giờ tổ chức cuộc họp. Trong cuộc họp, mọi người quần áo chỉnh tề, ăn mặc tươm tất, tỏ vẻ rất nghiêm trang. Phía trên cao có bác đề thi và ông đề kiểm tra. Cuộc họp bắt đầu, bác đề thi đứng lên hỏi lí do tại sao gần đây trong thành phố có nhiều gây gổ, xung đột, cụ thể là cậu điểm 10, anh chị điểm 9, 8 bắt nạt bé điểm 5. Những người bạn khang trang liên tục xỉa xói em ấy. Họ nói vì em ấy mà chẳng còn tồn tại sự xinh đẹp và tiến bộ ở nơi đây. Phía bên dưới phát ra tiếng xì xào, bàn tán. Một số cậu điểm 8, 9 khác cũng quay sang chỉ trích bé điểm 5 kịch liệt. Cuộc cải vã rối tung lên vì chỉ trong ít phút trao đổi ý kiến mà tất cả mọi người đều có cùng một suy nghĩ, đó là em điểm 5 phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc làm mất danh tiếng của thành phố. Em ấy vô cùng tuyệt vọng, nó chỉ còn biết hy vọng vào bác đề thi và ông đề kiểm tra. Nhưng cuối cùng, nó phải thất vọng vì họ cũng suy nghĩ như mọi người. Em ấy khóc rất nhiều rồi bỏ chạy ra ngoài. Tôi sơ ý chạm vào đầu nhọn của cây kim khổng lồ, tôi cảm thấy mình dường như nhỏ lại và tôi cũng dã bằng cư dân ở đây. Tôi vội đuổi theo bước chân bé nhỏ của bé điểm 5. Chạy mãi, chạy mãi, cuối cùng tôi cũng đến được chỗ của em ấy. Em ấy nhận ra tôi, nó ôm chầm lấy tôi và khóc. Tôi khuyên nó không nên như vậy rồi dẫn nó trở lại nơi tổ chức cuộc họp. Tôi buộc mọi người xin lỗi em ấy và cả tôi cũng phải làm như vậy. Sau đó tôi mới giải thích lí do: “Mình hiểu các bạn làm như vậy là vì muốn bảo tồn thành phố này, nhưng việc các bạn la mắng em ấy là không đúng. Những bạn điểm 9, 10 gần đây đều nhờ sự nỗ lực của mình. Các bạn đã có điều không biết nhưng đó là sự thật, nhờ bạn điểm 5 mà mình mới nổ lực. Ý mình không phải nên có những điểm thấp nên các bạn không cần phải lo. Còn bây giờ thì mình mong thái độ của các bạn sẽ thây đổi.” Bỗng cơn lốc xoáy lúc nãy lại tới, lại đám mây hồng đó, tôi cũng bước vào rồi nghe thấy tiếng gọi của mẹ: “Huyền ơi! Tối rồi mau dậy đi tắm đi.” Tôi dần tỉnh lại. Tôi nghĩ giấc mơ này chính là một bài học.

13 tháng 12 2016

hoc24 có mục soạn bài mà

13 tháng 12 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chỉ từ là gì?
a) Xác định các cụm danh từ có các từ in đậm trong những câu sau:
Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]
(Em bé thông minh)
Gợi ý: ông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ
b) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm danh từ?
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà. Các từ nọ, ấy, kia có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, nhằm phân biệt sự vật ấy với sự vật khác.
c) Hãy so sánh các từ và cụm từ sau để rút ra được ý nghĩa mà các chỉ từ bổ sung cho danh từ.
- ông vua / ông vua nọ;
- viên quan / viên quan ấy;
- làng / làng kia;
- nhà / nhà nọ.
Gợi ý: Nếu như thiếu đi các từ in đậm thì các danh từ ông vua, viên quan, làng, nhà không được xác định cụ thể trong không gian, không biết người nói chỉ ông vua, viên quan nào, làng ở đâu, nhà nào, mặc dù các từ được gọi là chỉ từ như nọ, kia, ấy,... cũng có độ chính xác tương đối, phải được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể.
d) Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có gì giống và khác so với các từ in đậm ở trên?
Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
Gợi ý: Các từ ấy, nọ trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Các từ này có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồi, đêm, là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.
đ) Như vậy, chỉ từ có tác dụng gì?
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu
a) Hãy nhận xét về chức vụ của chỉ từ trong các ví dụ ở phần trên.
Gợi ý: Đặt các cụm danh từ có chỉ từ vào mô hình để xác định vị trí của chỉ từ. Ta sẽ thấy chúng đứng ở vị trí phụ ngữ sau, cùng với danh từ trung tâm và phụ ngữ trước tạo thành cụm danh từ: ông vua nọ, viên quan ấy, cánh đồng làng kia,...
b) Tìm các chỉ từ trong những câu sau:
(1) Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
(Hồ Chí Minh)
(2) Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giầy)
Gợi ý: Các chỉ từ: Đó, đấy
c) Xác định chủ ngữ của câu: Đó là một điều chắc chắn.
Gợi ý: Trong câu này, chỉ từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, nó thay thế cho nội dung đã được đề cập ở phần trước. Khi làm chủ ngữ trong câu, chỉ từ đi kèm với từ "là".
d) "Từ đấy" trong câu (2) là thành phần gì của câu? Hãy rút ra nhận định về chức vụ của chỉ từ trong câu này.
Gợi ý: "Từ đấy" là thành phần trạng ngữ của câu, xác định về thời điểm cho hành động tiếp theo. Như vậy, chỉ từ còn có thể có mặt trong thành phần trạng ngữ của câu.
đ) Như vậy, trong câu, chỉ từ thường giữ chức vụ gì?
Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ. Chỉ từ cũng có thể làm chủ ngữ, hay trạng ngữ trong câu.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm chỉ từ trong các câu sau đây:
a) Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b)
Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.
(Ca dao)
c) Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
(Con Rồng, cháu Tiên)
d) Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
(Sự tích Hồ Gươm)
Các chỉ từ: hai thứ bánh ấy (a); đấy vàng, đây cũng, đấy hoa, đây sen (b); Nay ta (c); Từ đó (d).
2. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ vừa tìm được.
Gợi ý: Để xác định được ý nghĩa cũng như chức vụ của các chỉ từ, cần phải đặt chúng trong cụm, trong câu để phân tích.
- Chỉ từ làm phụ ngữ cho danh từ: hai thứ bánh ấy; chỉ từ định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau cho danh từ bánh;
- Chỉ từ làm chủ ngữ: đấy, đây; định vị sự vật trong không gian; ngôn ngữ thơ thường giản lược, ở đây lược bỏ từ "là" (đầy đủ phải là: Đấy là vàng, đây cũng là đồng đen; Đấy là hoa thiên lí, đây là sen Tây Hồ)
3. Hãy nhận xét về các cụm từ được in đậm dưới đây. Có nên thay thế chúng không? Thay thế như thế nào?
a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(Thánh Gióng)
b) Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
Gợi ý: Các cụm từ in đậm trên có nội dung ý nghĩa trùng với cụm đứng trước nó, nên thay thế các cụm từ này bằng các chỉ từ để câu văn khỏi rườm rà, lặp thừa (thay Đến chân núi Sóc bằng Đến đó hoặc Đến đây, thay làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy hoặc làng đó)
4. Tìm chỉ từ trong các câu sau. Có thể thay thế các chỉ từ này bằng các từ hoặc cụm từ khác không? Tại sao?
Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
Gợi ý: Không thể thay thế các chỉ từ trong đoạn văn này. Vai trò quan trọng của chỉ từ là định vị chính xác sự vật trong không gian và thời gian, nhất là khi các địa điểm, thời điểm không thể gọi ra bằng tên cụ thể được cho nên không thể thay thế
22 tháng 12 2016

Tham khảo ở đây nha

Soạn bài Cụm động từ - loigiaihay.com - Để học tốt tất cả các môn ...

Chúc bn hok tốt ^ ^

23 tháng 12 2016

a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

Gợi ý:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi;cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.

Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

c) Với cụm động từ “đã đi nhiều nơi“, hãy:

- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;

- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.

Ví dụ:

Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).

Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).

2. Cấu tạo của cụm động từ

a) Hãy đặt các cụm đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người vào mô hình cụm động từ sau đây:

Phụ ngữ trước

Trung tâm

Phụ ngữ sau

đã

đi

nhiều nơi

Cũng ra những câu đố oái oăm để

hỏi

mọi người

b) Cụm động từ được cấu tạo như thế nào?

Cụm động từ gồm động từ trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc đứng trước, sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm.

c) Các phụ ngữ trước và sau động từ bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm? Hãy kể ra các từ ngữ thường làm thành phần phụ cho động từ để tạo thành cụm động từ.

 

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:

a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

(Em bé thông minh)

b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực; muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

2. Đặt các cụm động từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo cụm động từ.

Lưu ý khi xác định động từ trung tâm của những cụm có nhiều động từ, chẳng hạn: đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Trong trường hợp cụm động từ làm vị ngữ thì động từ nào là trung tâm của vị ngữ sẽ là động từ trung tâm của cụm động từ.

 

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

đànhtìm cách giữsứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.

b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưakhông. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưanghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào.

 

4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.

Gợi ý: có thể viết câu văn sau.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.


 

22 tháng 12 2016

( Tham khảo nha bạn,cái này có đầy trên mạng mà!)

Soạn bài: Động từ

I. Đặc điểm của động từ

Câu 1: Các động từ:

  • a. đi, đến, ra, hỏi

  • b. lấy, làm, lễ

  • c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Câu 2: Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 3:

Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

II. Các loại động từ chính

Câu 1: Bảng phân loại:

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sauĐộng từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Trả lời câu hỏi Làm gì?đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng

Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?dám, toan, địnhbuồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

Câu 2: Có thể tìm thêm:

  • Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể.

  • Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…

  • Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.

  • Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...

  • Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...

  • Động từ tình thái: đem, hay, ...

Câu 2:

  • Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...

  • Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

  • Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưacầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.

23 tháng 12 2016
1. Động từ có những đặc điểm gì?
a) Tìm động từ trong các câu dưới đây:
(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
(3) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?
(Treo biển)
Gợi ý:
Các động từ: đi, đến, ra, hỏi (1); lấy, làm, lễ (2); treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề (3)
b) Các động từ vừa tìm được có gì giống nhau về ý nghĩa?
Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
c) Hãy rút ra đặc điểm về khả năng kết hợp của động từ.
Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.
Nhận xét về chức vụ của các động từ trong các ví dụ (1), (2), (3).
Gợi ý: Phân tích thành phần câu để xác định chức vụ ngữ pháp của động từ. Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng. Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.
2. Phân loại động từ
a) Hãy xếp những động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi,định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.
 

 

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì?
 
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi
Làm sao?, Thế nào?
dám, toan, định
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
b) Loại động từ nào không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau?
Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng;buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu. Đây là những động từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
c) Những động từ luôn đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau có ý nghĩa khái quát như thế nào?
Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ dám, toan, định. Loại động từ này được gọi là động từ tình thái.
d) Như vậy, động từ có những loại chính nào? (xem lại phần ghi nhớ trong bài học).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.
Gợi ý:
- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...
- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...
- Động từ tình thái: đem, hay, ...
2. Đọc truyện Thói quen dùng từ và trả lời câu hỏi.
a) Tìm các động từ.
b) Động từ đưacầm khác nhau về ý nghĩa như thế nào?
c) Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Gợi ý:
- Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá,...
- Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưanghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.
- Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưacầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưacho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.