K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2024

Tham khảo:

a. Các đề bài trên chia làm hai loại :

       + Đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... (đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).

 

       + Đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :

       + Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh... để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.

       + Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.

       + Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.

   - Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Câu 2:

Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. – Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về ... thành thực của Tế Hanh”.

   - Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.

   - Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.

b. Văn bản có tính thuyết phục và hấp dẫn :

       + Bố cục mạch lạc, sáng rõ. Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

       + Người viết trình bảy cảm nghĩ bằng cả lòng yêu mến và rung cảm chân thành.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

   - Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

   - Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

   - Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

   - Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.

   - Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.

   - Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm.

25 tháng 6 2019

Đáp án cần chọn là: B

3 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B

1 tháng 4 2021

Tk dàn ý ạ:

Mở bài: Giới thiệu bài thơ Bếp lửa cùng ý nghĩa sưởi ấm tình người, tình bà cháu, đặc biệt là sưởi ấm một đời.

Thân bài:

– Hình ảnh đầu tiên “Một bếp lửa” : chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm, hình ảnh người bà tần tảo cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

– Từ những hồi ức về người bà đáng kính, nhà thơ nhớ về những kỉ niệm sâu sắc của mình thuở nhỏ : sống mũi còn cay, những khó khăn vất vả cùng bà trải qua, được bà bao bọc lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói… cứ bảo nhà vẫn được bình yên → Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, lo lắng hết mực cho con cháu, những hình ảnh ấy tuôn trào mạnh mẽ.

– Khi cháu đã đi xa, cháu vẫn luôn nhớ bà, nhớ người đã nhen nhóm cho cháu ngọn lửa ấm áp tình thương, ngọn lửa tình bà, ngọn lửa của niềm tin. Ngọn lửa ấy, bà luôn ủ sẵn, chứa niềm tin dai dẳng. Hơi ấm tình thương từ ngọn lửa bà truyền lại, nó vẫn đi theo những chặng đường còn lại của cuộc đời nhà thơ.

→ Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa không chỉ sưởi ấm cho đứa cháu nhỏ những lúc lạnh lẽo nhất, khó khăn nhất, nấu những nồi cơm ấm nóng, mà nó còn mang ngọn lửa tình thương của bà đi theo cháu suốt đời “Bếp lửa sưởi ấm một đời”.

Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.

4 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: A

26 tháng 1 2017

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D

18 tháng 11 2018

Chọn đáp án: B.

9 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: A

25 tháng 5 2017

Chọn đáp án: A.

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

27 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ :33