Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em so sánh theo các tiêu chí:
- Quy mô GDP.
- Cơ cấu GDP.
- Tình hình phát triển các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp.
+ Nông nghiệp.
+ Dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
- Kích thước và khối lượng sản xuất:
- Nhật Bản: Với một nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản có GDP cao và là một trong những quốc gia có mức sống cao.
- Việt Nam: Đang phát triển nhanh chóng và là một trong những nền kinh tế nổi bật tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng trong những năm gần đây.
a. Khái niệm.
- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.
b. Đặc điểm.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…
- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.
- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..
- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.
c. Điều kiện phát triển.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.
d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.
e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.
- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới
Tham khảo
- Nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Nhật Bản:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.
+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.
+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế Nhật Bản:
+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.
+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 69,6% GDP, cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.
+ Nông nghiệp: thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
Tham khảo
Nhật Bản - đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam
- “Vương quốc Mặt Trời mọc” là nhà tài trợ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác du lịch lớn thứ ba và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
- Đại sứ Nhật Bản khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần thúc đẩy và củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản; nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đều hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược về kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, góp phần đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, bền vững.
- Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 42,7 tỷ USD, đạt mức tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 22,6 tỷ USD, lần lượt tăng 4,4% và 11,3% so với năm trước đó.
- Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đã đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.
- Quan hệ đầu tư giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tính đến ngày 20/3, Nhật Bản có 4.828 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt hơn 64,4 tỷ USD.
- Trong khi đó, xét riêng năm 2021, số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư và tăng 64,6% so với năm 2020. Con số này chỉ đứng sau Singapore và Hàn Quốc.
- Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tháng 1/2022, có đến 55,3% doanh nghiệp được hỏi mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động và rút khỏi Việt Nam chỉ lần lượt là 1,9% và 0,3%.
- Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam kể từ khi viện trợ ODA được nối lại năm 1992. Tính đến hết năm 2019, số vốn mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đạt 2.578 tỷ yên - tương đương khoảng 23,76 tỷ USD - chiếm gần một phần tư tổng số ODA mà quốc tế dành cho Việt Nam.
- Nguồn vốn này đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình quan trọng với đất nước như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại, cầu Nhật Tân, hầm đường bộ Hải Vân…
- EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản).
- EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.
Tham khảo
- Vùng kinh tế Hô-cai-đô
+ Chiếm khoảng 22 % diện tích và khoảng 4,4 % dân số Nhật Bản, mật độ dân số rất thấp. Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.
+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...
- Vùng kinh tế Hôn-su
+ Chiếm 61,2 % diện tích và khoảng 83,2 % dân số Nhật Bản. Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.
+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.
+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...
+ Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.
- Vùng kinh tế Xi-cô-cư
+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 3,2 % dân số Nhật Bản. Núi chiếm diện tích lớn.
+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.
- Vùng kinh tế Kiu-xiu
+ Chiếm khoảng 11,7 % diện tích và 4,3 % dân số Nhật Bản, có đồng bằng khá rộng.
+ Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “Đảo si-li-côn”.
+ Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về: lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...