Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho ta thấy enzim hoạt động tốt ở nhiệt độ 37°C ( enzim bị phá hủy ở nhiệt độ 100°C)
- So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho ta thấy enzim trong Nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7 ( enzim không hoạt động tốt ở độ pH axit
1 . Người trưởng thành không cao lên được nữa vì : đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương .
1.Vì đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương và không còn khả năng phân chia nên người không cao thêm được nữa.
So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bọt thành đường
ống 1:nước cất ko có enzim vì thế ko có sự thay đổi
ống 2:nước bọt có enzim nên biến đổi thành tinh bột
ống 3: nước bọt kết hợp với axit HCl nên trở thành môi trường kiếm vì thế ko có enzim biến đổi thành tinh bột
ống 4: nước bọt đã đứng soi ko có enzim nên ko biến đổi thành tinh bột
enzim trong nuoc bot tot nhat trong dieu kien thuong va nhiet do 37oC
Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong đk pH kiềm(7,2) và nhiệt độ cơ thể(37 độ C)
BÀI THU HOẠCH
1. Kiến thức:
- Enzim trong nước bọt là gì ?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
- Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột ?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ to = 37oCoC.
2. Kĩ năng:
- Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.
Trả lời:
Tiến hành thí nghiệm gồm 3 bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:
• Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
• Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
• Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
• Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
+ Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
• Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm
• Đặt thí nghiệm theo hình 26 SGK trang 85
Các ống nghiệm | Hiện tượng (độ trong) | Giải thích |
Ống A | Không đổi | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột |
Ống B | Tăng lên | Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột |
Ống C | Không đổi | Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột |
Ống D | Không đổi | Do HCl đã hạ thấp độ PH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột. |
+ Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm
• Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:
Ống A: thành Ống A1 và Ống A2
Ống B: thành Ống B1 và Ống B2
Ống C: thành Ống C1 và Ống C2
Ống D: thành Ống D1 và Ống D2
• Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm
Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).
Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.
Các ống nghiệm | Kết quả (màu sắc) | Giải thích |
Ống A1 | Có màu xanh | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống A2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống B1 | Không có màu xanh | Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống B2 | Có màu đỏ nâu |
Các ống nghiệm | Kết quả (màu sắc) | Giải thích |
Ống C1 | Có màu xanh | Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống C2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống D1 | Có màu xanh | Enzim trong nước bọt không hoạt động ở PH axit – tinh bột không bị biến đổi thành đường. |
Ống D2 | Không có màu đỏ nâu |
- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
Trả lời:
+ So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
+ So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:
• Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37oCoC.
• Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100oCoC.
+ So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:
• Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.
• Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit.
so sách ống B với ống C ta biết đc enzim trong nước bọt chỉ hoạt động đc trong môi trường 37o C , so sánh ống B với ống D ta biết đc ezim trong nước bọt chỉ hoạt động trong môi trường có độ pH= 7,2