K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

câu 1 là không bạn nhé
vì hai xu hướng này cùng là yêu nước, chỉ khác nhau đường lối thực hiện thôi nên không phải là đối lập
hai xu hướng này chỉ khác nhau thôi

9 tháng 3 2016

- Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.

- Cuộc vận động Duy Tân là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.

Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.

9 tháng 3 2016

So sánh phong trào Đông du và phong trào Duy tân:

* Giống nhau:

- Nổ ra đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, họ điều đoạn tuyệt vời với tư tưởng trung quân, tiến hành đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Cả hai phong trào đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.

- Hạn chế tầm nhìn và tư tưởng nên kết quả đều thất bại.

* Khác nhau:

- Mục tiêu:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân coi chế độ phong kiến thooisnats là kẻ thù, mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.

- Phương pháp và hình thức đấu tranh:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du tiến hành theo đường lối vũ trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân lại phản đối bạo động và cầu viện nước ngoài, chủ trương dựa vào Pháp cải cách, canh tân đất nước sau mới đánh Pháp.

- Cơ sở xã hội:

+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du dựa vào tâng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu có.

+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp dưới những người nghèo khổ, đặc biệt là nông dân.

* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:

- Hoàn cảnh xuất thân của hai người không giống nhau:

+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An nơi có truyền thống yêu nước chống xâm lược nên đề cao vấn đề dân tộc.

+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam nơi buôn bán thương nghiệp phát triển nên đề cao vấn đề dân chủ.

- Đón nhận những luồng tư tưởng bên ngoài khác nhau.

+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản, nảy sinh tư tưởng dựa vào Nhật đánh pháp.

+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất nước.

- Khả năng nhận biết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mỗi ông khác nhau: Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc, Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.

29 tháng 11 2017

Điểm giống nhau:
+Nghèo tài nguyên, ít thuộc địa thị, trường tiêu thụ hẹp.
+ Về bản chất đều thục hiện nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sovanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản chủ nghĩa của tư bản tài chính.
+ Đều bất mãn với hệ thống Vec-xai Oa-sinh-tơn, muốn dùng vũ lực chia lại thế giới.
Khác nhau:
+ Quá trình xác lập:

Đức: chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế phát xít (quá trình phát xít hóa nhanh chóng). tiềm lực lớn.
Nhật: chế độ chuyên chế của thiên hoàng dựa trên nền tảng chủ nghĩa quân phiệt. quá trình diễn ra trong nội bộ chính sách của nhà nước (quá trình phát xít hóa diễn ra chậm kéo dài.) tiềm lục khá mạnh
+ Đức thì muốn phục thù. Nhật thì muốn độc chiếm châu Á.

3 tháng 1 2018

1,3,6

17 tháng 9 2017

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1885-1908 đều nhằm vào kẻ thù dân tộc là thực dân Anh, do các lực lượng dân tộc ở Ấn Độ tiến hành với mục tiêu từ thấp đến cao: từ đòi quyền lợi kinh tế cho người dân Ấn Độ tiến lên thực hiện khẩu hiểu “Ấn Độ của người Ấn Độ” => mang tính chất dân tộc

Đáp án cần chọn là: C

1.  Điểm giống và khác nhau giữa cuộc Duy Tân Minh trị  ở Nhật Bản với cuộc cải cách Rama V ở Xiêm năm 1868.2. Điểm giống và khác nhau giữa phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi với nhân dân Mĩ  La Tinh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Câu 3. Hãy làm rõ sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ba nước Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân...
Đọc tiếp

1.  Điểm giống và khác nhau giữa cuộc Duy Tân Minh trị  ở Nhật Bản với cuộc cải cách Rama V ở Xiêm năm 1868.

2. Điểm giống và khác nhau giữa phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi với nhân dân Mĩ  La Tinh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu 3. Hãy làm rõ sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ba nước Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).

 

Câu 4.  Từ những kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918), hãy nêu ý kiến của em về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại. Từ đó liên hệ vai trò của bản thân trong việc góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?                                        

                                

 

2
20 tháng 11 2021

1.  Điểm giống và khác nhau giữa cuộc Duy Tân Minh trị  ở Nhật Bản với cuộc cải cách Rama V ở Xiêm năm 1868.

Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.

 

20 tháng 11 2021

4. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Vai trò của bản thân trong việc góp phần bảo vệ thế giới: 

- Học hỏi những điều hay của người khác.
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
- Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế .
- Viết thư , gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tran