Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
* Giống:
- Về bối cảnh lịch sử: đến giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cả 2 nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng và đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc. => Từ bối cảnh đó, cả 2 nước đều tiến hành cải cách.
- Về nội dung cải cách: Đều tiến hành các cải cách theo khuôn mẫu của phương Tây. Đó là các cải cách về kinh tế, quân sự, giáo dục.
- Về kết quả: đều đưa cả 2 nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và nguy cơ trở thành nước thuộc địa.
- Về tính chất: đều được coi là những cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
* Khác:
- Về công cuộc cải cách:
+ Người tiến hành: ở Nhật là Thiên hoàng Minh Trị, ở Xiêm là vua Rama V.
+ Nội dung cải cách: điểm nổi bật ở Xiêm là chính sách ngoại giao mềm dẻo. Lợi dụng vị trí nước đệm giữa 2 thế lực Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ chủ quyền đất nước. Điều này ở Nhật không có.
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) các nước Đức, Ý, Nhật đã tìm lối thoát bằng việc thiết lập các chế độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Đáp án D: là biện pháp khắc phục khủng hoảng của Mĩ, Anh, Pháp
a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện.
b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.
- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.
c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ:
+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.
+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.
- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:
+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường.
+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực.
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất
Đáp án cần chọn là: D
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
Đáp án cần chọn là: C
Nội dung | Cách mạng dân chủ tư sản | Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga |
Nhiệm vụ | Đánh đổ chế độ phong kiến | Đánh đổ chế độ phong kiến |
Động lực | Tư sản - nông dân | Công nhân, nông dân và binh lính |
Giai cấp lãnh đạo | Tư sản | Vô sản |
Kết quả |
|
|
Xu hướng phát triển | Chuyên chính tư sản | Chuyên chính công nông |
Tính chất | Dân chủ tư sản | Dân chủ tư sản kiểu mới |
Kết quả và lực lượng tham gia của cuộc cách mạng dân chủ tư sản là gì ạ