Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhu cầu năng lượng của cơ thể là năng lượng cần thiết để cung cấp cho:
A. Chuyển hoá cơ sở
B. Các hoạt động thể lực
C. Hoạt động lao động của cơ thể
D. Cả A và B
a) nêu vai trò của một số loại vitamin đối với cơ thể
Vitamin e | Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào, giúp tăng hấp thu vitamin A qua ruột; Vitamin E còn giúp ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào; ngăn cản tạo các gốc tự do (nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa) mà không tạo ra các gốc tự do khác. Do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn. |
Vitamin A | Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các bộ phận trên cơ thể, như mắt (là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác), da (kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các cơ đường hô hấp, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da), sự sinh trưởng (là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em), hệ thống miễn dịch (tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người), chống lão hoá (kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do). |
Vitamin B1 | Có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng. |
Vitamin B2 | Vitamin B2 là thành phần quan trọng của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng ôxy hóa hoàn nguyên; khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào; chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động; tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt). |
b) chuyển hóa cơ bản là gì?
Chuyển hóa cơ bản là lượng năng lượng tối thiểu (tính theo calories) cần thiết để duy trì chức năng sống còn của cơ thể lúc nghỉ (bao gồm những hoạt động của tim, phổi, não, thận, gan, ruột, cơ, da)
Tốc độ chuyển hóa cơ bản của cơ thể có thể đo được bằng cách đo vào lúc đói khi mới thức dậy và đang nghỉ ngơi. (Đơn vị tính là Kcal/ngày)
Đổi 5 lít = 5000 ml
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Đổi 5 lít = 5000 ml
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. (1 điểm)
Chúc bn hok tốt
Câu 4
a)Quá trình tiêu hoá bao gồm : ăn uống , đẩy thức ăn xuống ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân .
Vai trò:của tiêu hóa: biến đổi thức ăn từ những chất dinh dưỡng phức tạp (carbohydrat, lipit, protein, ...) thành các chất dinh dưỡng đơn giản (đường đơn, acid béo, acid amin...) mà cơ thể có thể hấp thụ được. Các chất dinh dưỡng đó được đưa vào máu nuôi các tế bào trong cơ thể, tạo năng lượng giúp con người hoạt động (co cơ), giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định 37 độ C, ...
b)
Khi đó, sự tiêu hóa ở ruột non sẽ diễn ra lâu hơn. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày giúp enzim pepsin ở dạ dày hoạt động để phân giải protein thành các đoạn peptit, nên khi thiếu axit thì protein sẽ không được phân giải ở dạ dày mà phải tới ruột non mới được phân giải. Mặt khác, không có axit còn ảnh hưởng tới cơ chế đóng mở cơ vòng môn vị.
Câu 3:
a.
-Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết :
-Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
-Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
-Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
b. Số lượng hồng cầu tăng vì :
Ta biết càng lên cao không khí càng loãng, lượng oxi càng thấp. Do vậy, những người ở vùng núi cao nơi lượng oxi trong không khí rất thấp, để thích nghi với điều kiện đó cơ thể chúng ta tự cân bằng cách tăng sinh hồng cầu nhằm cung cấp đủ oxi cho cơ thể sống. Câu 4 a. - Hoạt động quá trình tiêu hóa gồm các bước: + Ăn và uống + Tiêu hóa thức ăn: biến đổi lí học – tiết dịch tiêu hóa; biến đổi hóa học + Hấp thụ chất dinh dưỡng + Thải phân Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải các chất cặn bã ra ngoài b.Một người bị triệu chứng thiếu axit dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:
-Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:
A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô
C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng
Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:
A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.
B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.
C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.
D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.
Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên
Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:
A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2
C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2
Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:
A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt
B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.
D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C
Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:
A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:
A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.
C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.
Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:
A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin
Câu 10: Tá tràng là nơi:
A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non
C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già
Câu 10: Môn vị là:
A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy
C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. C
Câu 9. C
Câu 10. A
Câu 11. C
Số lượng cơ trên mỗi cơ thể người có khoảng:
A. 600.
B. 400.
C. 500.
D. 300.
P/s: không chắc ạ
A.600