K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2021

Sau khi ra đi tìm đường cứu nước và trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì?

A- Tham gia Hội Người Việt Nam yêu nước tại Pháp.    C- Tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga.    

B- Tham gia phong trào công nhân nước Pháp.    D- Tất cả đều đúng.  

5 tháng 8 2021

D

17 tháng 5 2023

*Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì:

- Bác sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước bị xâm lược và đô hộ bởi thực dân Pháp, rất nhiều người đã phải chết oan uổng và các phong trào nổ ra liên tục, sôi nổi nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, ngày 05 - 06 - 1911 từ bến cảng Nhà Rồng, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

- Bác quyết định đi sang phương Tây, nước Pháp để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

*Hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu... chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động.

- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Từ đó, Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

*Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam

- Mở đường lối giúp dân tộc Việt Nam đánh đuổi được giặc ngoại xâm và tiến tới con đường tự do độc lập.

6 tháng 6 2023

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : 

- đau xót trước cảnh nước mất nhà tan 

- đồng thời nhìn thấy các mặt hạnh chế của phong trào yêu nước

Hướng đi tìm đường cứu nước của Người khác so với những nhà yêu nước trc đó : 

- Bác chọn 1 con đường tới Phương Tây nơi có nền kinh tế khoa học tiên tiến , có tư tưởng tự do bình đăng bắc ái 

- ở đó Bác gặp Lê-nin => tìm ra con đường cứu nước , con đường cách mạng vô sản 

Những hoạt động đó có ý nghĩa với dân tộc VN : 

- tìm ra con đường cứu nước đúng đắn

- dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi 

- là bước ngoặc của cm VN , lm thay đổi hướng ptrien của lịch sử 

@dau

Câu 57: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.Câu 58: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc...
Đọc tiếp

Câu 57: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 58: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản         

D. Liên Xô

Câu 59. Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Câu 60. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp

 

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

3
24 tháng 7 2021

57D

58A

59C

60D

24 tháng 7 2021

Câu 57: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 58: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản         

D. Liên Xô

Câu 59. Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Câu 60. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp

 

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-riB. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xaiC. Phong trào đấu tranh của công nhân PhápD. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địaCâu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri

B. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xai

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp

D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa

Câu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào ?

A. Tháng 11/1917    B. Tháng 12/1917    C. Tháng 2/1918    D. Tháng 6/1919

Câu 3: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp ?

A. " Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình"

B. " Tự do ngôn luận và tự do báo chí"

C. " Tự do, bình đẳng, bác ái"

D. " Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa"

Câu 4: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917 ) là ?

A . Nông dân - thợ thủ công     

B. Công nhân - tiểu tư sản

C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong đội quân Pháp

D. Nông dân - công nhân

          GIÚP MÌNH VỚI CÁC BẠN ƠI, TUẦN SAU THI RỒI
 

2
30 tháng 7 2021

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri

B. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xai

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp

D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa

Câu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào ?

A. Tháng 11/1917    B. Tháng 12/1917    C. Tháng 2/1918    D. Tháng 6/1919

Câu 3: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp ?

A. " Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình"

B. " Tự do ngôn luận và tự do báo chí"

C. " Tự do, bình đẳng, bác ái"

D. " Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa"

Câu 4: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917 ) là ?

A . Nông dân - thợ thủ công     

B. Công nhân - tiểu tư sản

C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong đội quân Pháp

D. Nông dân - công nhân

30 tháng 7 2021

Câu 1: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đẫ nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri

B. Hội Việt kiều yêu nước ở Véc-xai

C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp

D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa

Câu 2: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ và châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào ?

A. Tháng 11/1917    B. Tháng 12/1917    C. Tháng 2/1918    D. Tháng 6/1919

Câu 3: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp ?

A. " Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình"

B. " Tự do ngôn luận và tự do báo chí"

C. " Tự do, bình đẳng, bác ái"

D. " Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa"

Câu 4: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917 ) là ?

A . Nông dân - thợ thủ công     

B. Công nhân - tiểu tư sản

C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong đội quân Pháp

D. Nông dân - công nhân

2 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...

- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

b)

-Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 

6 tháng 6 2023

Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? 

- Bác chọn 1 con đường tới Phương Tây nơi có nền kinh tế khoa học tiên tiến , có tư tưởng tự do bình đăng bắc ái 

- ở đó Bác gặp Lê-nin => tìm ra con đường cứu nước , con đường cách mạng vô sản 

 

12 tháng 5 2021

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.



 

22 tháng 4 2022

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.