Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!
Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
⇒ Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.
Bài 2:
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt Nam.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, người mẹ vì cùng túng quá phải bỏ con đi than hương cầu thực, để lại bé Hồng sống vs bà cô cay nghiệt và ghẻ lạnh. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi vs mẹ ko. Chú nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm ddiajddoocj ác của bà cô, mặc dù muốn nhưng Hồng phải nén lại niềm nhớ thương mẹ và trả lời là ko muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện bà cô nghèo khổ, đã có con vs người khác làm Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn nhưng cổ tục đã đầy đọa mẹ. Gần đến ngày giỗ đầu của bố, khi đi học về, Hồng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống như mẹ, chú đã chạy theo và khi nhận ra, Hống đã khóc nức nở. Chú thấy sung sướng khi ở trong lòng mẹ. Hống thấy mẹ mk vẫn đẹp như ngày nào và chú đã quên hết mọi lời cay độc của bà cô.
Mk viết chắc cũng có sai, bn đọc lại và sửa nha
Qua 2 tác phẩm trên, ta thấy so phan cua nguoi nong dan trong phong kien thoi xua vo cung cuc kho. ho luon bi nhung ke quan tham toan quyen boc lot het suc tan nhan va doc ac. so phan cua ho lúc đó như chỉ tối đen và không nhìn thấy đường, nhìn thấy lối thoát để tìm được cuộc sống tự do cho chính bản thân mình.
dẫn chứng:
-VB: Tức nước vỡ bờ
+Chị Dậu nghèo khổ nhưng vẫn phải nộp tiền sưu cho anh Dậu, không những thế lại còn phải nộp sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái.
+ Bọn tay sai hành hạ anh Đau dã man khiến anh " một phần sống, chín phần chết".
-VB: Lão Hạc.
+ Do nghèo khó nên con của Lão Hạc phải bỏ đi để làm đồn điền cao su.
+ Lão Hạc phải bán con chó Vàng mà lão hết mực thương yêu đi, trong lòng lão lúc ấy như muốn tan nát.
+ Lão Hạc phải ăn bả chó để tự tử vì nghèo quá, tiền lão tích cóp khi đi làm nhưng do tuổi già sức yếu nên phải nghỉ cũng đã hết.
Qua văn bản thấy đc:
+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt
tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.
Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”...
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng... Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ...”, "... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền...”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên...”. Trăng tròn, trăng sáng... xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”... của Tam Nguyên Yên Đổ...
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay - “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Hiện nay, môi trường đang trong giai đoạn ô nhiếm trầm trọng, ở khắp các nơi đều thấy rác và những vật ô nhiếm,...Mỗi lần xả rác thải bừa bãi là một lần có tội, biết bao nhiêu bệnh tật nảy sinh, cây cối phải chết dần chết mòn, trái đất đang nóng lên vì tình trạng ô nhiễm...Chúng ta đã bao giờ nghĩ đến những hậu quả to lớn đó chưa? "Chưa!"
Than ôi!,những bệnh tật và những hậu quả xấu đang dần dần hiện ra trước mắt...mà những người gây ra hậu quả đó là ai ? Chính là chúng ta,chính là những người gây ra hậu quả đó !!!
Vậy ''Tại sao không đứng lên để bảo vệ lấy chính chúng ta, bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại ?".Hãy cùng nhau chung tay góp sức để bảo vệ môi trường?Có thể chỉ bằng một việc làm nhỏ : Không xả rác bừa bãi.
bn dựa vào ghi nhớ í
mk chỉ gợi í thui, đúng thì ok giùm mk