Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.
- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.
- Cảnh được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.
+ Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
bạn tham khảo nhé , đoạn văn này đầy đủ ý lắm :
Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá vào năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ra đời trong một thời kỳ sôi nổi trên miền Bắc nước ta, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lao động khi nhân dân làm chủ cuộc đời.
Bài thơ gồm bảy khổ thơ ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá một đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Hai khổ thơ thứ 6 và 7 nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng...
(...) Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cảnh kéo lưới diễn ra lúc “sao mờ” - lúc trời gần sáng. Chữ “kịp” trong câu thơ “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng” thể hiện tinh thần khẩn trương, hối hả của ngư dân lúc kéo lưới. Bao hồi hộp và hy vọng đón chờ. Cá mắc vào lưới thành những “chùm cá nặng” như chùm trái cây treo lủng lẳng. Phải là nhiều cá lắm mới mắc vào lưới, phải là những bạn chài trẻ trung có đôi cánh tay rắn chắc, có sức khỏe dẻo dai mới có thể “kéo xoăn tay”. Câu thơ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” là một câu thơ hay và đẹp: hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh trẻ trung trong lao động. Huy Cận hay sử dụng lừ “chùm" để tả thế giới sinh vật, như gà, cá tạo nên hình tượng thơ ngộ nghĩnh, đầy ấn tượng:
... Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con
Chiều chiều thu vàng rực tâm hồn...
(Chiều thu quê hương)
Nếu khổ thơ thứ tư, tác giả tả đàn cá biển đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy trong đó có những con cá song “lấp lánh đuốc đen hồng - cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”, thì ở khổ thơ thứ sáu này, những con cá biển tươi ngon mặc vào lưới cũng vô cùng rực rỡ: “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”. Có thể nói những câu thơ tả cá là những câu thơ đẹp nhất, sáng tạo nhất ở cách phối sắc, ở cách sử dụng hình ảnh hoán dụ (vẩy cá, đuôi cá, mắt cá...). Dưới ánh rạng đông “lóe” lên, cá nằm đầy khoang thuyền được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, màu “bạc” thể hiện một niềm vui tươi trong lao động của các bạn chài. Câu thơ “lưới xếp / buồm lên / đón ửng hồng” với cách ngắt nhịp 2/2/3, với cách sử dụng liên tiếp ba động từ (xếp, lên, đón) diễn tả mọi công việc trên biển diễn ra tuần tự mà khẩn trương để trở về.
Khổ cuối tả đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Gió biển thổi căng cánh buồm đưa câu hát của ngư dân vang xa trên biển cả. Đây là lần thứ ba, nhà thơ nhắc lại câu hát. Lần thứ nhất tả tiếng hát ra khơi, tiếng hát phấn chấn, hồ hởi lên đường: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Lần thứ hai tả tiếng hát lúc đánh cá, tiếng hát say mê lao động và ngợi ca biển với bao ân tình sâu nặng, thiết tha:
Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Lần thứ ba là tiếng hát mừng vui thắng lợi. Niềm vui của người dân chài hòa nhập với thiên nhiên một rạng đông đẹp tươi, một ngày vui mới bắt đầu. Con thuyền thì “chạy đua...”, mặt trời thì “đội biển”. Đoàn thuyền lướt sóng như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian, để nhanh chóng trở về bến. Cảnh tượng tráng lệ, nhịp điệu cuộc sống khẩn trương vô cùng:
Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới...
Câu thơ “mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” là một câu thơ hay cho thấy bút pháp lãng mạn của Huy Cận trong bài thơ này. Hình ảnh “mắt cá” (hoán dụ) - muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông, càng trở nên huy hoàng. Sóng biển và cát lấp lánh cùng với muôn triệu mắt cá như trải dài, trải rộng trên "muôn dặm phơi”. Câu thơ vừa tả cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông, vừa tả cảnh được mùa cá (thậm xưng) đẹp.
Nói rằng lao động là niềm vui sáng tạo. Nói rằng biển quê ta giầu đẹp. Nói rằng khi người lao động làm chủ cuộc đời thì mới có ấm no hạnh phúc. Cả ba điều ấy, Huy Cận đã nói được rất hay trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá”, đặc biệt trong hai khổ thơ này.
Với cách sử dụng màu sắc, với cách vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và thậm xưng, Huy Cận đã sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa. Một không gian tráng lệ tràn ngập niềm vui câu hát. Một rạng đông trên biển và một rạng đông trong lòng người vì "đất nở hoa", ...
ng phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng,
Lướt giữa mây cao với biến bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Hình ảnh con thuyền được miêu tả rất lãng mạn: có thực nhưng lại lẫn vào trong ảo. Với sự tưởng tượng bay bổng, thuyền có người cầm lái là gió trời, cánh buồm là trăng. Thuyền và người hòa nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Công việc đánh cá do đó bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng. Những hình ảnh này được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say mê, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
Sự giàu có, đẹp đẽ của biển cả được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài về một bể cá khống lồ:
Cá nhụ cá chim, cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê các loài cá khác nhau: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Đây đều là những loài cá quý vùng biển nước ta, mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp một cách thơ mộng. Nó lấp lánh, dịu dàng, thanh thoát. Khi ánh trăng chiếu xuống mặt nước, những đàn cá quẫy đuôi khiến ánh trăng như tan đi trong làn nước biển, vẻ đẹp đó hòa cùng với màu sắc của muôn loài cá trên biển. Đặc biệt, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương khổng lồ mà tiếng thở của đêm chính là tiếng sóng biển dào dạt. Hơn nữa, sự tưởng tượng của nhà thơ được cắt nghĩa cũng bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động. Tất cả làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động. Cảnh vật thật lung linh và huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích.
Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nựớc, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên.
Câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. Trong con mắt và tình cảm của những người dân chài thì biển như lòng mẹ. Biển cả đối với ngư dân trở nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi.
Cảnh buông lưới, đợi chờ, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Công việc đánh cá qua cái nhìn, tưởng tượng cùa nhà thơ tương rằng chỉ đơn giản: dòng thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, Những câu thơ trên tạo nên hình
ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khá sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng - kéo hết sức, kéo liền tay để cá không thoát ra ngoài được. Những con cá to nhỏ mắc lưới dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu để xuống khoang thuyền. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. Câu thơ lưới xếp buồm lên đón nắng hồng như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.
huhu giúp mình với
Hình ảnh những ngư dân đã ra biển bắt cá từ bình minh đến khi trời đã sáng hẳn.