Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý 1
- Thực vật sống dưới nước có thể hấp thụ bằng bề mặt các tế bào biểu bì của cây.
- Thực vật trên cạn chủ yếu hấp thụ bằng lông hút ở rễ và 1 số ít hấp thụ qua tế bào khí không trên bề mặt lá.
Ý 2
- Nước được hấp thụ nhờ cơ chế hấp thụ thụ động (thẩm thấu). Còn khoáng chất được hập thụ nhờ cả cơ chế thụ động và chủ động.
Sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ: - Hấp thụ nước: Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thụ động kiểu thẩm thấu. Khi dịch trong tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ của dung dịch đất, nước được vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút. - Hấp thụ khoáng: Rễ hấp thụ khoáng theo hai cơ chế thụ động và chủ động. + Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ thấp hơn) theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước. + Cơ chế chủ động: Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
Tham khảo:
- Sự hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút.
- Sự vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
- Nước và khoáng được vận chuyển 1 chiều trong mạch gỗ của thân cây nên các cơ quan phía trên của cây.