K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2023

Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết.

- Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa:

Hạt nảy mầm \(\rightarrow\) Cây mầm \(\rightarrow\) Cây non \(\rightarrow\) Cây trưởng thành \(\rightarrow\) Cây mang hoa \(\rightarrow\) Cây mang quả non \(\rightarrow\) Cây mang quả già \(\rightarrow\) Cây già, chết

9 tháng 3 2023

a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.

Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh

b, Chú thích:

(1) - Màng trước xinap

(2) - Màng sau xinap

(3) - Thụ thể

(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học

(5) - Ty thể

(6) - Khe xinap

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật có sự gia tăng chiều cao và kích thước của cây, có sự phân hóa và phát sinh các cơ quan, hình thành các cơ quan có chức năng chuyên hóa.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

 Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

+ Tế bào bé là tế bào sinh sản

+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn

- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

Khác nhau :

– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).

– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

7 tháng 8 2023

Quá trình sinh sản ở ong: Ong đực tạo ra tinh trùng (n), ong chúa đẻ trứng (n). Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

- Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng và 1 phần khác được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thu.

- Sinh vật quang tự dưỡng chuyển năng lượng ánh sáng thành các nguồn năng lượng hóa học khác thông qua quá trình quang tự dưỡng. 

- Nguồn năng lượng sinh vật quang tự dưỡng tổng hợp là nguồn cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ.

- Khi hết khả năng sống thì sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ) đều là nguồn cung cấp cho sinh vật phân giải và cũng chuyển thành nhiệt năng.

8 tháng 8 2023

Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ --> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp --> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá --> Thoát hơi nước ở lá.

19 tháng 8 2023

Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ --> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp --> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá --> Thoát hơi nước ở lá.

 
28 tháng 4 2017

Quá trình trao đổi ở giun đất:

- Bề mặt trao đổi khí: bề mặt cơ thể.

- Đặc điểm của bề mặt hô hấp:

    + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.

    + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

- Cơ chế trao đổi khí: khí O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt cơ thể

Quá trình trao đổi khí ở côn trùng:

- Bề mặt trao đổi khí: ống khí.

- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.

- Cơ chế trao đổi khí: Khí O2 từ môi trường ngoài vào tế bào, CO2 ra môi trường ngoài thông qua hệ thống ống khí.

- Hoạt động thông khí: sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.