K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

- Cốc (2) ở nhiệt độ thường, các hạt KMnO4, H2C2O4 và H2SO4 chuyển động với tốc độ nhỏ, khả năng va chạm ít => Phản ứng diễn ra chậm => Lâu mất màu

- Cốc (1) ở nhiệt độ cao, các hạt KMnO4, H2C2O4 và H2SO4 chuyển động với tốc độ lớn, khả năng va chạm cao => Phản ứng diễn ra nhanh => Nhanh mất màu

27 tháng 2 2023

Trong cùng một khoảng thời gian, cốc (1) được đun nóng bị mất màu, cốc (2) không được đun nóng màu chỉ nhạt hơn. Chứng tỏ nhiệt độ cao hơn đã làm phản ứng ở cốc (1) xảy ra nhanh hơn.

4 tháng 9 2023

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Dùng bình chứa oxygen có nồng độ oxygen cao hơn không khí => Phản ứng cháy dễ dàng xảy ra

b) Ảnh hưởng của áp suất: Dùng nồi áp suất làm tăng áp suất trong nồi => Thực phẩm trong nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn

c) Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc: Đậy nắp lò làm hạn chế diện tích tiếp xúc của than với oxygen trong không khí => Phản ứng cháy diễn ra chậm => Giữ than cháy được lâu hơn

d) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi để thức ăn trong tủ lạnh => Nhiệt độ bị giảm => Kìm hãm phản ứng oxi hóa thức ăn =>  Thức ăn sẽ lâu bị ôi thiu

27 tháng 2 2023

- Hình 16.9a) Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng:

Nồng độ oxygen trong không khí chỉ chiếm 21%. Dùng bình chứa oxygen mục đích làm tăng nồng độ chất tham gia ⇒ Tăng tốc độ phản ứng cháy

 

- Hình 16.9b) Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng.

Dùng nồi áp suất làm tăng áp suất trong nồi ⇒ tăng tốc độ phản ứng ⇒ Làm thức ăn nhanh chín hơn.

- Hình 16.9c) Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Đậy nắp lò làm giảm diện tích tiếp xúc của than với oxygen trong không khí ⇒ Giảm tốc độ phản ứng cháy ⇒ Than cháy được lâu hơn.

- Hình 16.9d) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ⇒ Giảm nhiệt độ ⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi hóa thức ăn ⇒ Thức ăn lâu bị ôi thiu.

4 tháng 9 2023

Khi nồng độ Na2S2O3 cao => Các hạt phân tử Na2S2O3 nhiều

=> Tăng sự va chạm giữa Na2S2O3 và phân tử H2SO4

=> Tăng khả năng tạo thành kết tủa

28 tháng 1 2023

a) yếu tố nồng độ

b) yếu tố nhiệt độ

c) yếu tố có thêm chất xúc tác

TL
17 tháng 8 2023

Đó là mô hình phân tử của CH3Cl

4 tháng 9 2023

- Nồng độ chất phản ứng giảm dần theo thời gian

- Nồng độ chất sản phẩm tăng dần theo thời gian

4 tháng 9 2023

- Ở bình 2, CaCO3 ở dạng hạt nhỏ

=> Tổng diện tích tiếp xúc giữa CaCO3 với HCl tăng

=> Tốc độ phản ứng bình 2 tăng

=> Tốc độ khí thoát ra ở bình 2 nhanh hơn

27 tháng 2 2023

CaCO3 có kích thước nhỏ sẽ có bề mặt tiếp xúc với dung dịch HCl lớn hơn so với CaCO3 kích thước lớn (cùng khối lượng), làm tăng tần số va chạm giữa các chất phản ứng, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

3 tháng 9 2023

a) Theo thời gian, nồng độ có xu hướng tăng dần

=> Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của sản phẩm HCl

b) Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là phút (min).

3 tháng 9 2023

- Quan sát Hình 2.3 thấy được: hầu hết các hạt α đi thẳng, có vài hạt bị bắn theo đường gấp khúc

- Quan sát Hình 2.4 giải thích: các hạt α bị bắn theo đường gấp khúc là do va vào hạt nhân của nguyên tử vàng, các hạt không va vào hạt nhân thì đi thẳng

27 tháng 2 2023

- Các hạt alpha hầu hết đều xuyên thẳng qua lá vàng, một số ít bị lệch hướng và một số rất ít bị bật ngược lại.

Giải thích: Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nên hầu hết các hạt alpha có thể đi xuyên qua lá vàng.