K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
-Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. ở miền núi dân cư thưa thớt.
-Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 72,5%, thành thị 27,5%.
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

24 tháng 10 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

      + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

      + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

5 tháng 6 2017



Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. Đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.

5 tháng 6 2017

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. Đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.

5 tháng 6 2017

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

20 tháng 9 2017

- Trong cơ cấu lao động nước ta năm 1989 và năm 2003, tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp đều cao, tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ, thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng. - Trong giai đoạn 1991 - 2003, cơ cấu lao động có sự thay đổi: + Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm. + Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng. + Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.

6 tháng 6 2017

- Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

Có sự tương phản trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, gò đồi phía tây.

- Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

+ Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân CƯ: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

- So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, GDP/người, tỉ lệ dân thành thị thấp hơn; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.

- Nhìn chung, đây là vùng có trình độ phát triển dân cư, xã hội khá cao.

1 tháng 4 2017

+ Nhận xét:

Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước tat hay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dàn.

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

+ Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Nhận xét:

Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước tat hay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dàn.

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

+ Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

5 tháng 6 2017

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.

- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao. Chúng ta cần chú trọng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ.

13 tháng 9 2017

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.

- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các vùng đất Bazan tập trung chủ yếu trên các cao nguyên : Kom Tum , Play Ki, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

- Các mỏ Bô xít: phân bố ở Đông Nam Kom Tum, Đông bắc Gia Lai, ở phía nam Đăk Nông, và Lâm Đồng.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các vùng đất badan phân bố tập trung chủ yếu ở các cao nguyên: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

- Các mỏ bôxit tập trung ở vùng ranh giới giữa Kon Tum và Gia Lai, ở Đắk Nông và ở cao nguyên Di Linh.

- Ý nghĩa của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên để phát triển kinh tế: Đảng và Nhà nước đang có nhiều biện pháp để vừa khai thác tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường với mục đích cuối cùng là làm cho cuộc sống của các dân tộc được nâng cao một cách bền vững.

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế