K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

chị thì không vì chỉ tùy thôi nó chỉ ít khi chỉ ko phải lừa dối tất cả nhé !

HT

11 tháng 12 2021

tùy vào mỗi người cảm nhận vào đoạn thơ này thôi nhé 

10 tháng 10 2018

Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:

+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:

+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình

- Những câu hỏi không có đáp án:

+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng

- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí

1. Mở đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Đây là một suy nghĩ hoàn toàn đúng đắn, sau những nỗi đau ta sẽ tìm được cách để tự hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. 

2. Thân đoạn:

- Giải thích về nghệ thuật Kintsugi:

Kintsugi có nghĩa là "dùng vàng để hàn gắn", đây là một nghề thủ công xuất hiện từ thế kỷ 15 dành riêng cho việc phục hồi gốm. Kintsugi là một loại hình nghệ thuật cổ xưa  có thể biến gốm vỡ thành những kiệt tác hồi sinh từ vàng. Bên cạnh đó, kintsugi cũng mang một ý nghĩa triết học sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống. 

=> "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau" là cách ta học cách đứng dậy sau mỗi vấp ngã rồi tự chữa lành những vết thương, nâng cấp bản thân thành phiên bản tốt hơn. Tác phẩm của nghệ thuật Kintsugi là một kiệt tác thì chúng ta cũng có thể trở thành phiên bản hoàn hảo nhất nếu biết cách "Hàn gắn và tỏa sáng từ những nỗi đau"

- Phân tích:

+ Cuộc đời ta luôn gặp sóng gió, mỗi lần kinh qua khó khăn nào đó sẽ xuất hiện những tổn thương và vết sẹo không bao giờ biến mất nhưng nếu ta biết điểm tô biến "vết sẹo" thành điểm độc đáo. Nó sẽ là nét riêng không thể nào quên được trong mắt người khác.

+ Biến vấp ngã thành động lực hoàn thiện bản thân. Ta sẽ biết cách rút kinh nghiệm cho những lần sau tránh đi vào những vết xe đổ của người khác. 

+ Những nỗi đau sẽ hóa thành hành trang trong chiếc túi trải nhiệm trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Walt Disney với cuộc đời đầy thăng trầm trước khi xây dựng đế chế phim hoạt hình Disney

- Bài học nhận thức: Không nên trốn tránh và chối bỏ những nỗi đau. Nếu không thể tự mình hàn gắn hãy tìm người để san sẻ. Chịu đựng nỗi đau một mình và tự dằn vặt bản thân sẽ không đem đến tín hiệu tích cực nào ngược lại còn khiến bản thân tự tổn thương 

-> Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn:

- Chốt lại và mở rộng thêm ý tưởng

- Khẳng định lại “Không có ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình”.

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn. Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào? Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ? Câu 3: Cách mở đầu...
Đọc tiếp

*Lưu ý :Các em trả lời các câu hỏi bằng việc viết đoạn văn, không viết thành bài văn.

Câu 1: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao thể hiện ở phương diện nào? Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm về cái tài, cái đẹp của nhà văn Nguyên Tuân như thế nào?

Câu 2: Vì sao Nguyễn Tuân coi cảnh cho chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ?

Câu 3: Cách mở đầu truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có gì độc đáo?

Câu 4: Có ý kiến cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước cách mạng. Em hiểu như thế nào về ý kiến này?

Câu 5: Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó? Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối diễn ra như thế nào? Vì sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ đó?

0
3 tháng 7 2017

“Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho… những gì chưa từng có”

- Ý kiến trên khẳng định yêu cầu quan trọng của tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ đó là sáng tạo, khơi nguồn những cái mới

- Tác giả phản ánh đúng bản chất của nghệ thuật, được nhiều người thừa nhận, diễn đạt theo những cách khác nhau.

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để diễn tả nhiệm vụ, bản chất cơ bản của văn chương. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

- Những tác phẩm của ông là minh chứng rõ rệt nhất cho triết lý đó.

+ Tác phẩm viết về người nông dân ông đi theo lối riêng, khám phá sự tha hóa của những con người bị dồn tới đường cùng trở thành lưu manh

+ Con đường sáng tác của Nam Cao là con đường của người không bao giờ muốn lặp lại mình

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Tư tưởng:

+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.

+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.

+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.

- Thông điệp:

+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.

+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…  

- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.

13 tháng 8 2017

Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”

MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”

TB:

- Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

- Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

- Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc...

- Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn yếu không phải là điều xấu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người. 

Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. 

Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.