K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2016

sao thầy cô của bn ns giống mk thế

26 tháng 4 2016

thầy cô mk cũng zậy

10 tháng 1 2016

Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;

Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).

8 tháng 1 2017

Quả do bầu nhụy tạo thành

Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...

26 tháng 4 2016

Các bộ phận của hạt và chức năng:

- Vỏ hạt:  Bảo vệ hạt khỏi các yếu tố bên ngoài

- Phôi: Phát triển thành cây mầm sau đó phát triển thành cây con

- Chất dinh dưỡng dự trữ: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi phát triển thành cây mầm -> cây con

 

26 tháng 4 2016

Câu 1 đó

28 tháng 4 2016

Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;

Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

 

6 tháng 3 2017

Đáp án C

Hạt của thực vật có hoa hình thành từ noãn sau thụ tinh. Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi hạt và nội nhũ hoặc không có nội nhũ

4 tháng 3 2016

sao hông bạn nào giúp mình hết vậy

11 tháng 5 2016

c2. quả thịt: cà chua, chanh, đu đủ, sầu riêng, thanh long,....

      quả khô: đậu bắp, quả chò, các loại đậu, ké đầu ngựa, quả điệp,....

c4. đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp

c5. lá biến thành gai, thân mọng nước

c6. có mạch dẫn, rễ thật

Chỉ bít nhiu hoi à. thông cảmbanhqua

 

9 tháng 6 2019

Sau khi xảy ra thụ tinh kép thì bầu nhụy phát triển thành quả, noãn phát triển thành hạt.

¦ Đáp án A.

20 tháng 5 2019

Đáp án D

Sau khi thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả.

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?

Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?

Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng cơ quan đó?

Câu 5:Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dụng và phong phú như ngày nay?

Câu 6:Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?

Câu 7:Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm dựa  vào những dấu hiệu nhận bên ngoài nào?

Câu 8:Hãy kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?

                           Chú ý :Câu hỏi của sinh học lớp 6                                 Mình chân thành cảm ơn !!!!!!!!!!!!

7
13 tháng 3 2016

Câu 1:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

Câu 2:

Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
 

Câu 3: 

Nước, nhiệt độ, không khí. 

Câu 4:

Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. 

Câu 5:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

-    Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

-    Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

-    Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-    Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-     Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Câu 6:

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Câu 7:

+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm,  Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)

Câu 8:

- Ngành tảo: chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con. 
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
- Ngành hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
- Ngành hạt kín: thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).

Câu 4:  Trả lời:

Cây xanh có hoa có 2 cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.

Cơ quan sinh dưỡng: Sinh dưỡng, phát triển.   ( Rễ, thân, lá)

Cơ quan sinh sản: Phân chia, sinh sản.      (Hoa, quả, hạt)

28 tháng 2 2019

Đáp án B

Ở thực vật có hoa, noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt