K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2018

Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ  bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu .  Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.

13 tháng 6 2018

Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ  bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu .  Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.

đoạn văn nhé ! 

Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.

hok tốt

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

26 tháng 9 2021

em cảm ơn chị ạ

 

12 tháng 12 2021

Giúp mk tìm từ láy trong đoạn văn này ạ

 

 

13 tháng 12 2021

Người phụ nữ ngày xưa thường xuất hiện trong các tác phẩm với số phận đầy bất hạnh. Và bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng vậy. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người con gái đẹp đẽ. Nhưng số phận của họ lại “ba chìm bảy nổi”. Cuộc đời của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác - những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu hơn với người phụ nữ trong xã hội xưa.

TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình...
Đọc tiếp
TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.... -Biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia đc thể hiện qua các mối quan hệ: +giữa người với người +____ các thành viên trong gđ +Qua các việc làm, hđ cụ thể •Quyên góp, ủng hộ •lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện tình cảm với những người gặp khó khăn • Chung tay góp sức làm những việc có ích •....... -ý nghĩa đồng cảm, sẻ chia +những người gặp khó cảm thấy an ủi quan tâm... +Người biết đồng cảm sẽ nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn... -Liên hệ: đồng cảm, sẻ chia làm người gần người hơn, yêu thương nhau hơn...
0

Em hãy cho biết pháp luật cần thiết đỗi với mỗi người và toàn xã hội như thế nào

Trước hết , pháp luật là điều cần thiết đối với mỗi người. Như chúng ta đã biết, pháp luật là những điều đúng đắn, thiết thực, công bằng nhất quy định đối với đạo đức con người, pháp luật là thứ giúp con người soi vào và chihr đốn lại. Pháp luật trừng trị những người phạm lỗi và là tấm gương cho những người khác. Pháp luật giúp cho con người hoàn thiện , chỉnh đốn bản thân mình để sống tốt hơn.
Thứ hai, pháp luật là điều cần thiết đối với toàn xã hội. Đúng vậy, pháp luật sẽ giúp chỉnh đốn những cá nhân để có đạo động lối sông tốt. Nhiều các nhân tốt thì sẽ có một xã hội đẹp, công bằng , văn minh.
-> Như vậy, Pháp luật chính là điều cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội.

 

 Trong cuộc sống , em đã tự giác tôn trọng pháp luật chưa ? 

Rồi 

27 tháng 12 2018

vì người phụ nữ xưa rất thanh lich . luôn mặc áo dài , đeo nón lá đi làm

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.