K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong tác phẩm"Cô bé bán diêm" không có người nông dân nhé bạn!

#Hok tốt~~~

22 tháng 12 2019

Nông dân ? Cô bé bán diêm ? Bạn xem lại đề nhé !

6 tháng 11 2016

Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng rõ nhận định trên.

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, ông đã kịp để lại cho dân tộc ta những sáng tác vô giá, những kiệt tác văn chương bất hủ mà truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu.

Lão Hạc là một truyện ngắn viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của tác phẩm là lão Hạc, một con người mà cuộc đời đã nếm trải bao đắng cay, bất hạnh, một con người luôn tỏa rạng những phẩm chất cao đẹp.

Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay! Góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su. Cảnh chia ly của cha con. Lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc đã mất vợ, nay lại mất con. Cảnh khổ vật chất hòa trong nỗi đau tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha.

Cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh dồn dập giáng xuống cuộc đời của một lão già khốn khổ. Kiệt sức vì lam lũ, lầm than, vì mòn mỏi đợi chờ, lão ôm nặng. Trận ốm hai tháng mười tám ngày đã ngốn sạch số tiền mà lão chắt chiu, gom góp, cướp đi luôn cả cái ước vọng nho nhỏ của người cha muốn dành dụm để cưới vợ cho con. Thật tội nghiệp cho lão Hạc!

Bất hạnh này kéo theo bất hạnh khác. Sau trận ôm nặng, lão yếu đi nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc nhẹ nào họ đều tranh hết. Lão Hạc đâm ra thất nghiệp. Lão Hạc đã rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn, lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ ráy, sung luộc… Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực. Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Cái chết của lão Hạc mới đau đớn, vật vã làm sao. Nó như bóp nghẹt trái tim người đọc!

Lão Hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu truyện cảm động về tình cha con. Thương con sớm mồ côi mẹ lão Hạc không nỡ tục huyền. Nhìn con đau khổ vì không có đủ tiền cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình có lỗi với con và điều này làm cho lão day dứt mãi. Khi người con phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su, trái tim người cha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ mong chờ con thường trực trong lòng người cha biến thành sự khắc khoải ngóng trông: Thằng cháu nhà tôi dễ hơn một năm nay không có giấy má gì đấy ông giáo ạ. Ta đọc được trong câu nói ấy cái tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm vào cậu Vàng, kỉ vật của người con để lại. Cái tên cậu Vàng (tên lão Hạc đặt cho con chó) đă chứa đựng tất cả tình quý mến và thân thiết đối với một con vật. Hình ảnh lão Hạc: Miệng méo xệch, khóc hu hu, khi nghĩ rằng mình đánh lừa một con chó, là hiện thân của tấm lòng nhân ái cao cả.

Bao nhiêu tình thương yêu con, lão dồn vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, Lão Hạc có thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Thậm chí, trước khi chết, lão còn tìm nơi nhờ cậy, gửi gắm mảnh vườn ấy. Thật xúc động biết bao cái tình của một người cha!

Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khổ, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người cha không cho phép lão tiêu vào mảnh vườn do người mẹ để lại cho đứa con. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sướng gì hơn lão, càng không cho phép lão làm phiền lụy đến bà con lối xóm. Lão biết họ đã khốn khổ lắm rồi, lão không thể là gánh nặng cho họ. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, Lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Thật là một tấm lòng cao thượng và vị tha hiếm có! Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống giản dị nhưng đẹp biết nhường nào.

Dưới một chế độ xã hội đen tối, ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm, tha hóa, biến chất. Ta dễ dàng tìm thấy họ trong một loạt các sáng tác của Nam Cao. Khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ông giáo đã nhận xét về lão: Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Cùng kế sinh nhai, lão có thể chọn con đường theo Binh Tư. Nhưng lão Hạc không làm thế. Lão thà chết chứ không bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Cuối cùng lão đã chọn cái chết để giữ trọn sự trong sạch và lương thiện trong tâm hồn mình. Một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí: Chết trong hơn sống đục của nhân dân ta.

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm vào đó những triết lí sống đẹp và bộc lộ thái độ yêu thương và trân trọng con người.

Nhân vật lão Hạc là một hình tượng điển hình bất hủ về người nông dân lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhân vật chị Dậu (trong tác phẩm Tát đèn của Ngô Tất Tố), nhân vật lão Hạc làm sáng ngời thêm những nét đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của người nông dân lao dộng Việt Nam.

6 tháng 11 2016

dài thế bn

12 tháng 10 2016

- Thấy và cảm nhận được nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con người nghèo khổ, bất hạnh. Từ đó cũng cho ta hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. 
- Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau của con người, các câu chuyện như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng, sẻ chia với những người nghèo khổ, bất hạnh...

15 tháng 10 2016

*Trách nhiệm của bản thân : 
- Có tấm lòng thương người ,
- Giúp đỡ những người nghèo khổ 
*Điều để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất qua câu chuyện là : Cái chết của cô bé bán diêm .

4 tháng 7 2019

  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

5 tháng 7 2019

☞╯???ঌ hìn như bạn chép sai chính tả rồi thì phải?!

-Bác Hhồ

-chiêm nghưỡng

-chăng chở

NHƯNG DẪU SAO CŨNG CÁM ƠN BẠN RẤT NHIỀU!~ARIGATOU~<3

22 tháng 1 2021

Tham khảo:

 Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc.

22 tháng 1 2021

Tham khảo:

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.