K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/dem-sang-trang/27)

Câu 1(1.0 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2(1.0 điểm) Chỉ ra từ láy ,từ ghép có trong câu văn sau:

Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát

Câu 3(1.0 điểm) Nêu tác dụng của từ láy vừa tìm được?

Câu 4(1.0 điểm) Hình ảnh ‘Ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” giúp em hình dung được cảnh đêm trăng như thế nào?

giúp mình nhanh nha mai mình nộp 

1
11 tháng 5 2024

 

11 tháng 1 2022

Tham khảo nhé:

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!

 

(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm...
Đọc tiếp

(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

          (Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/dem-sang-trang/27)

Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả điều gì?

Câu 2. Chỉ ra các láy có trong đoạn văn trên?

Câu 3. Em cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn như thế nào?

Câu 4. Phân tích thành phần cấu tạo của 2 câu sau, và cho biết đâu là câu đơn, câu ghép?

(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi.

(2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa”

3
23 tháng 12 2021

lỗi

20 tháng 3 2022

(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi.

 Cn1      Vn1                     Cn1       Vn1

cấu tạo nối với nhau = dấu phẩy 

(2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

     Cn                          Vn                                                  trạng ngữ 

cấu tạo nối với nhau = dấy phẩy

(3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn.

    cn                /    vn

cấu tạo nối với nhau = dấu phẩy

(4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát.    

Trên quãng đồng rộng : trạng ngữ 

cơn gió : chủ ngữ

nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát.    là vị ngữ

nối với nhau = dấu phẩy.

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của...
Đọc tiếp

BÀI TẬP: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới

        (1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.

(Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn ngữ liệu trên

Câu 2: Xác định các trạng ngữ và nêu tác dụng của trang ngữ vừa tìm được

Câu 3:

a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b. So với từ “chảy” trong các trường hợp dưới đây là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa

- Nước đang chảy rất mạnh.

- Trời nắng nóng, nhựa trên đường đang chảy.

- Bị bố mắng nên cái mặt của nó cứ chảy ra.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên. 

 

1
19 tháng 3 2022

1. PTBĐ: miêu tả

2. TN: Trên quãng đồng rộng => TN chỉ thời gian

3. nghĩa chuyển

3. các từ chảy là từ nhiều nghĩa

4. Hs viết đoạn văn nêu cảm xúc

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

1
11 tháng 2 2020

Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
Câu 1: Phó từ là gì?A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.D. Không xác định.Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?A. HaiB. BaC. BốnD. NămCâu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?A. Mùa hè...
Đọc tiếp

Câu 1: Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.

D. Không xác định.

Câu 2: Phó từ gồm mấy loại lớn?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 3: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung.

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 4: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” có phó từ nào?

A. Đừng

B. Vào

C. Cả

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Câu văn: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 6: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian; mức độ

C. Sự phủ định; cầu khiến

B. Sự tiếp diễn tương tự

D. Quan hệ trật tự

Câu 7: Xác định phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa phó từ đó: “Tôi không nhìn thấy bạn đi ở đường.”?

A. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

B. Phó từ “thấy”  biểu thị ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự.

C. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa chỉ sự phủ định.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 8: Từ nào không phải là phó từ chỉ sự cầu khiến?

A. Hãy

B. Vẫn

C. Đừng

D. Chớ

Câu 9: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Chung

B. Đã

C. Là

D. Không có phó từ

Câu 10: Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

A. Chỉ mức độ

B. Chỉ khả năng

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Từ nào là phó từ chỉ khả năng trong câu sau: “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.”?

A. Cũng

B. Không

C. Được

D. Cả A, B đều đúng

Câu 12: Xác định phó từ và ý nghĩa của chúng trong câu văn sau: “Vừa chén xong, chị ta tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.”

A. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa thời gian.

B. Phó từ “xong” biểu thị ý nghĩa mức độ.

C. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa thời gian.

D. Phó từ “vừa” biểu thị ý nghĩa mức độ.

Câu 13: Câu “Em tôi đang ngồi học nên nó không đi chơi đâu.” có mấy phó từ?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 14: Trong đoạn văn: […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 15: Phó từ chỉ kết quả và hướng trong câu sau là gì: “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.”?

A. “nhôhụp

B. “giữađầu

C. “lênxuống

D. Cả ba đáp án trên

Câu 16: Những từ nào thuộc phó từ chỉ mức độ?

A. Rất

B. Lắm

C. Quá

D. Cả ba đáp án trên

giúp mk vs mk đang cần gấp

0