Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 - Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
mik chỉ biết làm như vây hoy ak, chúc bn hok tốt nhé
cho mik sửa lại 1 chút, câu 1: phân tích tác dụng của phép đảo ngữ và việc sử dụng từ láy tượng hình trong 2 câu thơ thực của 2 câu thơ Qua Đèo Ngang.
- Giống về nội dung : Tập trung phê phán chế giễu các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
- Giống về mặt hình thức : Dùng phương pháp nói ngược hay cường điệu phóng đại.
= > Ca dao châm biếm và truyện cười dân gian có những nét gần gũi với nhau.
Bài làm
Mùa hạ qua đi,mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên.Thế là tâm trạng của mỗi người hs lại vừa mừng vừa lo.Ôi ! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết.Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì,em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy
* Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về
Ngày qua ngày.
* Câu đặc biệt: Ôi!
* Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.
# Chúc bạn học tốt #
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
1. Quê hương
Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông.Đúng thật, quê hương thật đẹp và mênh mông. Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa quê hương. Nhớ những ngày nước lũ, tôi với bà ngoại lại ra đồng cắt lúa. Nước ruộng lên tới đầu gối. Nếu như ngày nào mưa thì bà ngoại ra đồng một mình, tôi ở nhà học bài. Tôi yêu quê hương mình rất nhiều, tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng quê hương đất nước.
Quan hệ từ: và, với.
Cặp quan hệ từ: Nếu-
2. Môi trường:
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.Hầu hết nguyên nhân gây ô nhiễm đều xuất phát từ chính con người. Bên cạnh những hành động tàn phá rừng gây ô nhiễm không khí, nguồn nước thì chúng ta cũng cần quan tâm đến mọi thói quen xấu của người dân thành thị. Đó chính là xả rác và phóng uế nơi công cộng. Tất cả những hành vi đó đã à đang làm mất đi vẻ đẹp của thành phố, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Để cứu lấy trái đất, cứu lấy nhân loại chúng ta hãy có những hành động cụ thể, thiết thực để cải thiện môi trường. Đồng thời chúng ta hãy lên án mạnh mẽ những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam,tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm,ngọt ngào trong ca dao,dân ca.Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ,tình cảm vợ chồng,...còn có nhiều bài nói về tình cảm anh em trong gia đình.Câu ca dao dưới đây nói về đạo lý làm người:
"Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy."
Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được,không thể tách rời nhau.Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế.Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần.Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng,lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ.Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm.Anh em đâu phải người gì xa lạ,đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt,họ cùng chung huyết hệ,bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà.Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận,giúp đỡ và yêu thương nhau.
Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.
Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.
Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.
Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.
Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.
Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.
ý tui là viết để tui tham khảo chứ chép mamgj thì tui chép nãy giờ
Em đã được học bài "Những câu hát châm biếm" của chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong đó có bài đề cập đến sự mê tín dị đoan. Người ta đi xem bói chỉ vì muốn biết vận mệnh, số phận mình ra sao mà không chịu khó tu tỉnh để làm ăn. Nghề thầy bói cũng nên xóa bỏ vì thầy bói bao giờ cũng chỉ đoán mò, đoán bừa hoặc nói nước đôi. Tình trạng này nên được xóa bỏ khỏi xã hội hiện đại thời nay nếu muốn đất nước phát triển mạnh.