K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ :

1. Thể loại của truyện cây khế là gì? Phương thức biểu đạt ?

Thể loại : Truyện cổ tích

Phương thức biểu đạt : Miêu tả, tự sự

2. Nhân vật chính trong truyện cây khế là ai ? Thuộc kiểu nhân vật nào ? Chủ đề, ý nghĩa của truyện ?

Nhân vật chính trong chuyện : Người em

Kiểu nhân vật : Người hiền lành ,không ham vật chất.

Chủ đề, ý nghĩa của câu truyện : + Chủ đề : Yêu thương, chia sẻ

                                                     + Ý nghĩa : Sống trên đời thì phải biết chia sẻ ,yêu thương ,giúp đỡ lẫn nhau.

3. Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người anh, người em và chim thần ?

Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người anh : Phản ánh lối sống tham lam, ích kỷ, thường sẽ không nhận lại được những điều tốt đẹp.

Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người em : Biểu hiện của lối sống biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ý nghĩa hình tượng của nhân vật chim thần : Để lại bài học là phải biết giữ lời hứa, chiếc túi ba gang mà chim dặn người em nhắn nhủ ta phải biết sống cho đúng đắn, đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.

4. Sự kiện chính của truyện cây khế là gì ?

Sự kiện chính : 

Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

+ Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim trả ơn bằng vàng

Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có

Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, em bằng lòng

Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng

Người anh bị rơi xuống biển và chết

5. Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện ? Nêu ý nghĩa của 1 trong các chi tiết ?

Yếu tố kì ảo: Chim thần, hòn đảo vàng.

Ý nghĩa : Chim thần đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của câu truyện và chúng có để lại bài học, ý nghĩa ấn tượng với người đọc

6. Qua câu chuyện, em học tập được đức tính tốt đẹp nào của người em và rút ra được kinh nghiệm nào từ người anh ?

Học tập được đức tính tốt đẹp của người em: Sống chan hòa, yêu thươn, san sẻ và biết giúp đỡ mọi người

Rút kinh nghiệm từ đức tính của người anh : Ở đời không nên tham lam, ích kỷ, nếu giống như người anh trong truyện sẽ phải gánh chịu hậu quả không lường

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

19 tháng 9 2018

-Ý NGHĨA :Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

TÂM HỒN: Chi tiết này cho thấy Thạch Sanh có vẻ đẹp tâm hồn:
- vô tư, nhân nghĩa, vị tha

NỘI DUNG: Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

MK ĐOÁN THẾ.

~HỌC TỐT~

19 tháng 9 2018

mạng ý, chép trên đó

TRUYỆN “CÂY KHẾ”Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây...
Đọc tiếp

TRUYỆN “CÂY KHẾ”

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. 

          Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người

em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo.

           Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: 

- Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống.

Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. 

Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. 

          Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người.

          Người anh thấy người em giàu có bất thường nên mon men sang hỏi chuyện. Người em thực thà kể lại cho anh nghe câu chuyện mình được chim thần chở đi lấy vàng ở hòn đảo nọ. Nghe xong, lòng tham nổi lên, anh ta đòi đổi toàn bộ gia tài lấy mảnh vườn và cây khế của người em. Chiều lòng anh, người em cũng bằng lòng.

Vào mùa năm sau, cây khế vẫn tiếp tục sai trái. Một hôm, chim lại bay tới để ăn khế, vợ chồng người anh giả nghèo giả khổ khóc lóc kêu than, chim bèn nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng” 

          Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng.

          Hôm sau chim thần tới đưa người anh đi lấy vàng. Anh ta bị lóa mắt bởi vàng bạc châu báu trên hòn đảo, nhồi đầy túi rồi, người anh còn cố nhét vàng quanh người. Chim giục mãi anh ta mới chịu leo lên lưng chim để trở về.

          Đường thì xa, vàng thì nặng, chẳng mấy chốc chim thần đã thấm mệt. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng anh ta vẫn khăng khăng ôm lấy túi vàng không chịu buông. Khi bay qua biển, bất ngờ có một cơn gió lớn thổi lên, chim không chịu nổi nữa liền nghiêng cánh. Thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi tõm xuống biển.

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thể loại ? Phương thức biểu đạt ?

2. Nhân vật chính là ai ? thuộc kiểu nhân vật nào ? Chủ đề, ý nghĩa của truyện ?

3. Ý nghĩa hình tượng của nhân vật người anh, người em và chim thần ?

4. Sự kiện chính của truyện ?

5. Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện ? Nêu ý nghĩa của 1 trong các chi tiết ?

6. Qua câu chuyện, em học tập được đức tính tốt đẹp nào của người em và rút ra được kinh nghiệm nào từ người anh ?

 

Mong mn giúp, hứa tick trả mn. Cảm ơn mn nhiều lắm ạ!

1
30 tháng 10 2021

lol d             m                

9 tháng 10 2018

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ

(2) truyện thể hiện về niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác

(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc

bài 2

(1) nhân vật chính trong truyện cổ tích là một số loại nhân vật quen thuộc như

-Nhân vật bất hạnh 

-Nhân vật thông minh

-Nhân vật mang lốt vật

....(kể chút thui nha chép ra mỏi tay lắm)

(2)truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

(3)yếu tố kì ảo,hoang đường.

20 tháng 9 2021

thank mứi bn

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi. 2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau: a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính? b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh...
Đọc tiếp

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau:

a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính?

b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết:

a/ Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:  từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b/ Vì sao sau khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trang không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c/ Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái : Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện ( Tôi không trả lời mẹ…lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này ( tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?

7
24 tháng 4 2017

Câu 1: Tóm tắt

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu 2:

a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.

b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.

Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

Câu 3:

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."

- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.

b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy ghen tị với em.

Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.

c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4:

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5:

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).

- Tài năng:

  • Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.

  • Chú Tiến Lê thẩm định cao.

  • Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.

  • Bức tranh được giải nhất quốc tế.

- Lòng độ lượng và nhân hậu:

  • Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

  • Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

  • Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

24 tháng 4 2017

1.Kể tóm tắt văn bản
Kiều Phương là em gái nhỏ của nhân vật tôi, cô bé có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, Kiều Phương thường xuyên lôi những đồ vật trong nhà ra làm chất liệu cho bức vẽ của mình, mặt luôn lấm lem nhọ bẩn, nhân vật tôi đã gọi Kiều Phương với cái tên thân mật là Mèo. Những bức vẽ của Kiều Phương được chú họa sĩ Tiến Lê phát hiện và chú đánh giá cao năng lực và tài năng hội họa của Kiều Phương làm cho cả gia đình ai nấy đều vô cùng vui mừng

6 tháng 9 2019

Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

              1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.

              2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.

              3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.

              4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.  

Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...

Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?

Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng. 

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html

6 tháng 9 2019

1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.

   Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.

   Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.

   Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.

Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.

2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.

3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: 

Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.

Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.

Học tốt!!

30 tháng 10 2021

Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.

Sự tích cây khế Truyện cổ tích nổi tiếng và ý nghĩa về đạo đức, khuyên nhủ chúng ta tránh thói xấu tham lam, ích kỷ. Hãy chăm chỉ lao động để có cuộc sống tốt đẹp! Sự tích cây khế hay còn gọi sự tích ăn khế trả vàng  một trong những truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng được các bé rất yêu thích.

9 tháng 8 2018

- Truyện Thánh Gióng có nhiều nhân vật: hai vợ chồng ông lão, Thánh Gióng, giặc Ân, nhà vua, sứ giả, thợ rèn, bà con hàng xóm,...

Trong số các nhân vật kể trên thì Thánh Gióng là nhân vật chính

- Nhân vật chính Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa như:

Bà mẹ Thánh Gióng do chặt chân lên ướm thử một vết chân to lạ thường mà đã thụ thai và mãi mười hai tháng sau mới sinh ra Gióng.

Thánh Gióng được sinh ra nhưng ra tuổi vẫn chưa biết nói, cười, đi, chỉ biết ngồi một chỗ.

Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi, chú bé bỗng bật lên tiếng nói, nhờ mẹ gọi sứ giả tâu vua sắm cho mình một con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc.

Còn nhiều chi tiết nữa bạn hãy suy nghĩ nhé smiley

9 tháng 8 2018

- Truyện Thánh Gióng có nhiều nhân vật: hai vợ chồng ông lão, Thánh Gióng, giặc Ân, nhà vua, sứ giả, thợ rèn, bà con hàng xóm,...

Trong số các nhân vật kể trên thì Thánh Gióng là nhân vật chính

- Nhân vật chính Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa như:

Bà mẹ Thánh Gióng do chặt chân lên ướm thử một vết chân to lạ thường mà đã thụ thai và mãi mười hai tháng sau mới sinh ra Gióng.

Thánh Gióng được sinh ra nhưng ra tuổi vẫn chưa biết nói, cười, đi, chỉ biết ngồi một chỗ.

Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi, chú bé bỗng bật lên tiếng nói, nhờ mẹ gọi sứ giả tâu vua sắm cho mình một con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc.