K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2019

A) Bố mẹ A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con cái.

B) Em sẽ khuyên ngăn bn A không lên làm những việc đó bạn sẽ vi phạm vào nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ và bà. Bạn sẽ không có 1 tương lai cho riêng mình, 1 người vô dụng, 1 kẻ người ta khinh thường. Nếu đến ngày xét xử nếu bạn được giảm năm tù, e sẽ cố khuyên nhủ bạn cải tạo. Bn còn 1 tương lai phía trước, bao hoài bão, và ước mơ còn đang chờ bạn.

10 tháng 10 2018

+ ​Pháp luật ; là luật do quốc hội soạn thảo thông qua và nhà nước ban hành có hiệu lực trên toàn quốc .

+ Kỉ luật : là do một tổ chức nhỏ soạn ra chỉ có giá trị với những người trong tổ chức 

10 tháng 10 2018

- Đều có tính bắt buộc

- Giúp cộng đồng, tổ chức, xã hội trật tự, ổn định, phát triển

- Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân

Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn văn sau là gì? Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Chỉ có khác là một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một...
Đọc tiếp

Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn văn sau là gì?

Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Chỉ có khác là một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.

(Ôn dịch, thuốc lá)

A. Trộm cắp – cách kiếm tiền để mua thuốc lá của thanh niên Việt Nam

B. Nguyên nhân dẫn đến nạn trộm cắp ở nước ta là nghiện thuốc lá

C. Thuốc lá ở Việt Nam đắt hơn ở các nước Âu – Mĩ

D. So sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ

1
24 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

Tình huống:1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều...
Đọc tiếp

Tình huống:

1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?

b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật

2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều kiện của Hải. Hải lê la ăn chơi , đua đòi , hút thuốc , rồi nghiện ngập ma túy

a) Theo em , ai là người có lõi trong việc này?

b) Nếu là Hải em nên xử sự như thế nào?

Tình huống:

1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?

b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật

2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều kiện của Hải. Hải lê la ăn chơi , đua đòi , hút thuốc , rồi nghiện ngập ma túy

a) Theo em , ai là người có lõi trong việc này?

b) Nếu là Hải em nên xử sự như thế nào?

0
10 tháng 5 2018

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tình bắt buộc do nhà nước đề ra,có tính bắt buộc,được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục,thuyết phục,cưỡng chế.

Quy định của pháp luật Việt Nam:

Tính quy phạm phổ biến.

Tính xác định chặt chẽ.

Tính cưỡng chế.

Chúc bạn học tốt .~>

10 tháng 5 2018

1 . 

Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

  • 2. Đặc điểm của pháp luật:

     

    a. Tính quy phạm phổ biến:

        Các quy định của pháp luật là :

  • Khuôn mẫu, thước đo hành vi của mọi người;
  • Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến.

    b. Tính xác định chặt chẽ:  Điều luật phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.

    c./ Tính cưỡng chế:

  • Mang tính quyền lực Nhà nước;
  • Mọi người đều phải tuân theo;
  • Nếu vi phạm sẽ bị xử lí.
Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau? Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng...
Đọc tiếp

Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này.

(Ôn dịch, thuốc lá)

A. Nêu số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh

B. So sánh, nêu ví dụ, định nghĩa, liệt kê

C. Giải thích, nêu số liệu, phân tích , so sánh, liệt kê

D. Nêu ví dụ, định nghĩa, phân tích, phân loại

1
22 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

Em hãy cho biết pháp luật cần thiết đỗi với mỗi người và toàn xã hội như thế nào

Trước hết , pháp luật là điều cần thiết đối với mỗi người. Như chúng ta đã biết, pháp luật là những điều đúng đắn, thiết thực, công bằng nhất quy định đối với đạo đức con người, pháp luật là thứ giúp con người soi vào và chihr đốn lại. Pháp luật trừng trị những người phạm lỗi và là tấm gương cho những người khác. Pháp luật giúp cho con người hoàn thiện , chỉnh đốn bản thân mình để sống tốt hơn.
Thứ hai, pháp luật là điều cần thiết đối với toàn xã hội. Đúng vậy, pháp luật sẽ giúp chỉnh đốn những cá nhân để có đạo động lối sông tốt. Nhiều các nhân tốt thì sẽ có một xã hội đẹp, công bằng , văn minh.
-> Như vậy, Pháp luật chính là điều cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội.

 

 Trong cuộc sống , em đã tự giác tôn trọng pháp luật chưa ? 

Rồi 

30 tháng 10 2019
  • Trang chủ
  • Home
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
  • Giới thiệu
    •  
    •  
  • Liên hệ

  • Thuyết trình khoa học: Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc thế kỷ XVI
  • Thư mời tham dự Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Triết học (1959 - 2019)
  • Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Việt Nam” - Chủ đề năm 2019: “Xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo: Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”
  • ANNOUNCEMENT FOR INTERNATIONAL CONFERENCE: CURRENT PERSPECTIVES ON THE INTERPLAY BETWEEN PHILOSOPHY, ETHIC AND EDUCATION
  • Mít tinh chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10
  • Lễ trưởng thành Đoàn
  • Lễ công bố và quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng Viện Triết học nhiệm kỳ 2019 - 2024
  • Thông tin Hội thảo quốc tế: Nho học Đông Á đối diện với văn minh phương Tây giai đoạn đầu
  • Tạp chí Triết học số 08 (339) tháng 08 năm 2019
  • Tạp chí Triết học số 07 (338) tháng 07 năm 2019

Rss Feed

QC Shop

Gửi bài viết qua email
In bài viết
Lưu bài viết

Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay

Lê Thị Tuyết Ba(*)

Nguồn: Tạp chí Triết học, số 10 (185), tháng 10 - 2006

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nước.

Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị. Trên thực tế, pháp luật của những nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thường phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Ngược lại, nếu pháp luật của nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thường chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính. Trong trường hợp như vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.

Trước đây, trong lịch sử, Nho giáo đã lấy đạo đức để răn dạy con người. Với chủ trương “đức trị”, Nho giáo đã “đạo đức hoá chính trị” và đề cao, thậm chí đến mức tuyệt đối hoá việc quản lý xã hội bằng cách nêu gương, cảm hoá, làm cho dân chúng an tâm và từ đó, hy vọng tạo nên sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng to lớn, tích cực đối với đời sống xã hội, Nho giáo cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực và bảo thủ.

Đối lập với chủ trương “đức trị” là tư tưởng “pháp trị”. Thực tế cho thấy, đã từng có những vị vua dùng pháp luật để cai trị đất nước. Với chủ trương “pháp trị”, họ đã có những chính sách thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa xã hội đi vào cuộc sống có quy củ, vận hành theo khuôn khổ của phép nước. Tuy nhiên, cả tư tưởng “đức trị” và “pháp trị” thời phong kiến, bên cạnh mặt tích cực, đều có tính chất phiến diện. Thực ra, những tư tưởng ấy chỉ là những biện pháp khác nhau mà các thế lực thống trị sử dụng để củng cố địa vị và quyền lực của mình,

Trong xã hội không còn đối kháng giai cấp, nhà nước là người đại diện cho nhân dân lao động. Cho nên, hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa đạo đức. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người; đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Bởi lẽ, “pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội”(1).

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế. Khi đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệ giữa con người với con người không thể chỉ là “mối quan hệ trực tiếp, cảm tính, chủ yếu vẫn bị chi phối bởi những nguyên tắc và chuẩn mực của sự phát triển ưu trội về đạo đức”(2) như trước đây, mà nó cần được bổ sung những chuẩn mực, những giá trị mới, như tính kinh tế, tính hiệu quả… Ngay cả việc đánh giá đạo đức cũng cần phải dựa trên các tiêu chí mới đó, ngoài các thước đo vốn có.

Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật; đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học; chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vốn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh. Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Thực tế đó luôn đòi hỏi và thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động và xã hội hóa tri thức khoa học. Từ đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng được nâng lên, làm cho khả năng điều chỉnh của đạo đức cũng biến đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực. Sự biến đổi đó được biểu hiện ở tính duy lý cao hơn trong việc đánh giá, lựa chọn những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Mỗi người trong hoạt động của mình đã có ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, có bản lĩnh hơn trong đấu tranh vì công bằng và lẽ phải; biết trân trọng và hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Có thể nói, việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với thói quen theo lệ và nặng về đạo đức sang điều chỉnh bằng pháp luật, đề cao tính nhân bản là một trong những chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, việc hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nâng cao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, đồng thời là cơ sở để phát triển đạo đức của xã hội.

Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi và đụng chạm đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể các cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do vậy, có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức.

Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn “đề cao tính nhân đạo và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ”(3). Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Vì vậy, các nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, như công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội,… cũng chính là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới. Có thể nói, pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại.

Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật và văn bản dưới luật thường có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”(4). Ngoài ra, các bộ luật, như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, có thể nhấn mạnh rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới, trong đó có ý thức đạo đức.

 Việt Nam vốn là một nước kém phát triển, lại đang chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật. Nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn bất lương, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật đang ngày càng gia tăng. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm, chưa công bằng. Trong bối cảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cương. Bởi lẽ, “nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay. Nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án”(5).

Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong việc thanh tra, khám phá và đưa ra xét xử công khai nhiều vụ trọng án, kiên quyết trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội, thu lại cho đất nước một lượng lớn tài sản. Việc làm đó không những được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ cái đúng, cái thiện, lên án cái sai, bài trừ cái ác, mà còn chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trong việc bảo vệ nền đạo đức và lành mạnh hóa đời sống xã hội. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới đất nước, pháp luật đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏ trong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chúng ta cũng đang từng bước xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều đó càng khẳng định một thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càng nghêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vi cho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn thiếu những quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định về quyền cơ bản của công dân. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng nếu như không nói là còn bị xem nhẹ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; những kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật còn nhiều hạn chế. Tâm lý tiểu nông, thói quen của người sản xuất nhỏ làm cho nhiều người còn mang nặng tư tưởng “phép vua thua lệ làng”. Điều đó lý giải tại sao trong đời sống xã hội vẫn còn không ít người chưa có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Đáng tiếc là, ở nước ta, vẫn còn một bộ phận dân chúng coi pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lý trốn tránh pháp luật. Thực tế đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật càng trở nên phức tạp hơn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi luật pháp chưa thực sự công tâm, nghiêm minh, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và tình trạng pháp luật bị buông lỏng đã tạo điều kiện cho những hiện tượng phản đạo đức xuất hiện, gây ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ.

Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của con người theo hướng ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác và khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con người. Việc thực thi pháp luật là nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ vì con người và cho con người. Với quan niệm như vậy, pháp luật và việc thực thi pháp luật là môi trường nuôi dưỡng và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phải tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng.

 Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò của pháp luật trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đầy đủ vấn đề này là một quá trình khó khăn và lâu dài. Trải qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng, cần phải “tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật”(6). Gần đây, Đại hội X của Đảng đã khẳng định rằng, chúng ta cần “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”(7). Điều đó cho thấy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền đang trở thành vấn đề thực sự có ý nghĩa cấp bách trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước. Bởi vì, đây là vấn đề không những  góp phần tăng cường cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dưỡng ý thức đạo đức mới.

Thứ hai, chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật”(8). Vấn đề này có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Thông qua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống pháp luật, ngoài các biện pháp trên, cần phải quan tâm đến chất lượng của các cơ quan làm luật và đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn thiếu cả cái tâm của con người. Đã có không ít trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật. Do vậy, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan này cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

 Thứ tư, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng. Đứng trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trong thực thi pháp luật, về phía nhà nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải rõ ràng; về phía công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật.

Thứ năm, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong những “công đoạn” hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới; đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức; ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác; khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.

Ngoài ra, để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức đạo đức, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế - xã hội, như xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; phải khắc phục những thiếu sót trong các chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh.

Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định rằng, để góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta phải “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật”, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”(9). Đó là cơ sở xã hội, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

(*) Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

(1) G.Bandzeladze. Đạo đức học, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985, tr. 177.

(2) Phạm Thị Ngọc Trầm. Bước chuyển đổi và mối quan hệ giữa các giá trị “chân” và “thiện” trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 1, 1995, tr.25.

(3) Tô Huy Rứa. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tạp chí Cộng sản, số 22, 2005, tr.24.

(4) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nxb Sự thật - Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1992, tr.13.

(5) Nhị Lê. Đạo lý. Tạp chí Cộng sản, số 13, 1999, tr.55.

(6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.45.

(7)  Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,  2006, tr.125.

(8) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X.  Sđd., tr.125.

(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd., tr.45.

Đã xem: 43624
Thời gian đăng: Thứ tư - 09/05/2018 15:51
Người đăng: Phạm Quang Duy

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Việc đăng lại bài viết này tại các website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không xin phép và ghi rõ nguồn http://philosophy.vass.gov.vn là vi phạm bản quyền.

Từ khóa:

đời sống, đặc biệt, quan trọng, phương tiện, thiếu bảo, tồn tại, đạo đức, thuận lợi, hiện nay, tăng cường, tất yếu, trật tự, kỷ cương, văn minh, bảo vệ

Đánh giá bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1

2

3

4

5

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Ý thức toàn cầu và vai trò của triết học trong việc xây dựng ý thức toàn cầu (03/07/2018)
  • Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay (03/07/2018)
  • Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (03/07/2018)
  • Công bằng, dân chủ và bình đẳng giới ở Việt Nam (03/07/2018)
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách tiếp cận triết học (09/05/2018)

Những tin cũ hơn

  • Tài năng gắn với đạo đức – những phẩm chất cần có của doanh nhân Việt Nam (07/03/2017)
  • Vai trò của con người trong sự phát triển xã hội theo định hướng bền vững (07/03/2017)
  • Về quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện đại (23/12/2016)
  • Nền cộng hoà và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc: Trách nhiệm xã hội đối với công chúng trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường toàn cầu (11/10/2016)
  • Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay (11/10/2016)
  • Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (23/09/2016)
  • Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường (23/09/2016)
  • Bạo hành gia đình nhìn từ góc độ đạo đức (27/01/2016)
  • Phê phán luận điểm sai lầm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” (27/01/2016)
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học (25/01/2016)

Bài được quan tâm

  • “Đầu tiên là công việc đối với con người”: Vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài mới nhất

  • Vấn đề nghịch lý trong lôgíc quy nạp hiện đại
  • “Đầu tiên là công việc đối với con người”: Vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Chủ nghĩa dân tộc và vấn đề quan hệ giữa các dân tộc trong thế giới hiện đại
  • Tài năng gắn với đạo đức – những phẩm chất cần có của doanh nhân Việt Nam
  • Ý thức văn hoá trong “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn
  • Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam
  • Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay
  • Xây dựng và chỉnh đốn Đảng – “việc cần phải làm trước tiên” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Phát triển bền vững ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trang nhất   Home   Giới thiệu  

© Copyright 2015 Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Phone: +84 4 3 5140527, +84 4 3 5141134
Fax:     + 84 4 3 514 1935
Email: vnphilosophy@yahoo.com
Địa chỉ: 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Giấy phép số 211/GP-BC của Bộ VHTT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2007