Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ danh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, 1 lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Vai trò và những đóng góp to lớn có ý nghĩa quyết định của phong trào Tây Sơn và của vương triều Quang Trung thể hiện trong diễn biến của phong trào Tây Sơn như là người chỉ huy quân Tây Sơn bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng là người chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và sau đó là chính quyền vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, là vị tổng chỉ huy đánh bại 5 vạn quân xâm lược Xiêm, 29 vạn quân xâm lược Thanh, là vị hoàng đế sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực... củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Ý nghĩa lịch sử:
Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tản thống nhất quốc gia
Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Đại Việt
Bạn Nguyển Tâm Như thiếu 1 ý :
- Giair phóng đất nước , giữ vững nền độc lập của Tổ quốc , một lần nữa đập tan âm mưu xâm lược của quân thù
1)Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đén Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì địa hình ở đây hiểm trở thuận lợi cho việc phục kích
2)Diễn biến trận Rạch Gầm -Xoài Mút là:Sau khi bố trí xong trận địa Nguyễn Huệ cho người từ Rạch Gầm -Xoài Mút và cù lao Thới Sơn nhất loạt xông lên đánh thẳng vào đội hình của địch
3)Ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:
-Đây là trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm lớn nhất của dân tộc ta
-Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn
1. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chỗ gần 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt.
2. Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ?
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
3.Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Diễn biến trận đánh[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[2]
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".
Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[7] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.
Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]
Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này.[2] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1]. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.
Diễn biến:
- Tháng 1 -1288: Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long - từ Thăng Long rút về Vạn Kiếp - từ Vạn Kiếp rút về nước.
- Nhà Trần chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chu=iến
- Tháng 4 - 1288: Đoàn Thuyền của Ô Mã Nhi rút theo sông Bạch Đằng
Kết qủa: Ô Mã Nhi bị bắt, toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt
- Quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp rút chạy theo hướng Lạng Sơn bị ta tập kích -> cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Nguyễn nhân thắng lợi:
* Được tất cả các tầng lớp nhân dan ủng hộ
* Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn quân và dân
* Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
* sự lãnh đạo tài tình với đương lỗi chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy
Ý nghĩa
*Trong nước
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự việt Nam
+ Để lại bài học vô cùng qúy giá
* Quốc tế
+ Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đỗi với các nước khác
1. các triều đại tàu xâm lược nước ta :
hán : thất bại trong khơi nghĩa hai bà trưng .
tống : thất bại năm 968 và 1074.
nguyên : thất bại 3 lần .
minh : thất bại trong cuộc khởi nghĩa lam sơn .
thanh : thất bại trong khởi nghĩa tây sơn .
1: - các triều đại xâm lược nước ta là:Nhà Triệu , nhà Hán , nhà Đông Hán , Tào Ngụy , Nhà Tấn , Nhà Tề,Nhà Lương , Nhà Tùy,Nhà Đường , Nhà Nam Hán , thời thuộc Minh
- Thất bại của các cuộc xâm lược đó là :
+năm 931 : Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La , lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện , giết Trần Bảo và tự xưng là "tiết độ sứ"
+năm 937 :bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Kiều Công Tiễn , lập ra nhà Ngô từ đó , bắt đầu thời kì ổn định của Việt Nam.
2: - di sản văn hóa ảnh hưởng tới văn hóa Trung Quốc Ấn Độ là :
+Thánh địa Mỹ Sơn |văn hóa kiến trúc Ấn Độ |
+Hoành thành Thăng Long|văn hóa kiến trúc Trung Quốc|
+Đền Ăng -co Vát |văn hóa kiến trúc Ấn Độ|
+Tháp Chăm |văn hóa kiến trúc Ấn Độ|
+Văn miếu Quốc Tử Giám|kiến trúc văn hóa Trung Quốc|
Đó là câu trả lời của mik nhé ! ^.^
C1:
Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:
◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.
◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.
◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.
◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.
Ba lần tiến quân ra Bắc | Mục tiêu | Thời gian | Thời gian | Kết quả |
Lần thứ I | Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh | Giữa 1786 | Nguyễn Huệ | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước |
Lần thứ II | Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh | 1787 | Vũ Văn Nhậm | Tiêu diệt được Nguyễn hữu Chỉnh |
Lần thứ III | Diệt Vũ Văn Nhậm | Giữa 1788 | Nguyễn Huệ | Diệt được Nhậm, tự tay xây dựng |
C2:
-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch
Cau3:Những cách đánh giặc độc đáo của nhà Trần là
-Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống
-Tránh những nơi địch mạnh đánh nơi điểm yếu
Nguyên nhân thắng lợi của cả ba lần cuộc kháng chiến
-Truyền thống yêu nước đoàn kết quyết tâm chống giặc ngoại xâm
-Nhà traanf chuẩn bi ki lưỡng ve moi mat
-bạn kể chi tiết ra nhé
Các chi tiết cụ thể là:
+Chỉ huy, đường lối kế sách đánh giặc,lực lượng quân đội
+Cơ sở vạt chất, các trận địa mai phục
-Vai trò chỉ huy kháng chiến:linh hoạt ,sáng tạo, thực hiện chủ trương vườn không nhà trống ,tránh nơi địch mạnh để đánh nơi điểm yếu, để buộc địch phải di chuyển quân theo ý ta
-Điển hình là danh tướng Trần Quốc Tuấn,.....
mk chỉ bít 1 ít thôi thông cảm nka!
-Ý nghĩa đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm: Là trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến xâm lược Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.
-Ý nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
-Ý nghĩa Lịch sử: Lật đổ chính quyền Nguyến-Trịnh-Lê, xóa bỏ chia cách đất nước. Đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc lãnh thổ của Tổ Quốc.