K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:

a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng "đế một phương", lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chia thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nổi tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vương)

b. Cùng với màu sắc là "hình", "bóng". Thơ Tố Hữu để lại trong ki ức độc giả rất nhiều "hình bóng". Bài “Bà mà Hậu Giang" được khép lại bằng "bóng mà": "Nước non muốn quỷ ngàn yêu / Còn in bóng mà sớm chiếu Hậu Giang". Trong bài "Lên Tây Bắc" có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bóng dài lên đình dốc cheo leo" ("Thơ Tổ Hữu", trang 149). Về quê mẹ Tom, "bâng khuâng chuyện cũ", Tổ Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cổn", “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non", Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trảng chân đổi" ("Thơ Tổ Hữu", trang 268).


 

1
3 tháng 3 2023

a) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “đế một phương”; “thành Tô Lịch”)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thành Tô Lịch”); (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc); (con Phật); (con Trời))

b) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “hình”; “bóng”; “hình bóng”; “Bà má Hậu Giang”; “bóng má”…)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thơ Tố Hữu”, trang 149); (“Thơ Tố Hữu”, trang 268))

=> Tác dụng: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung văn bản.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:

a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vượng) 

b) Cùng với màu sắc là "hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bỏng mả”: “Nước non muôn quý ngàn yêu / Còn in bóng mã sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bỏng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bỏng mẹ ngồi trồng, vọng nước non" Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” ("Thơ Tố Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên) 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a. Trích dẫn trực tiếp: “đế một phương”, “thành Tô lịch”

=> Thông tin thêm tính xác thực

b. Trích dẫn trực tiếp: các câu thơ

=> Trích dẫn trực tiếp là những câu thơ nhằm cụ thể dẫn chứng, tăng tính xác thực, sinh động cho đoạn văn

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:   Vị vua và những bông hoaMột ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.Một cô gái tên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

   Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.

Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”

Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

      (Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)

Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?

2
6 tháng 1 2018

Cô Serena được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung thực ki trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban. Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban.

19 tháng 2 2022

Vì cô Serena trung thực

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

1
3 tháng 3 2018

Giải thích:

Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận.
Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.
- Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.
- Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:   Vị vua và những bông hoaMột ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.Một cô gái tên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

   Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.

Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”

Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

      (Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)

Nêu nội dung chính của văn bản trên?

1
19 tháng 3 2018

Nội dung chính của văn bản trên:

Kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín. Có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình . Thông qua câu chuyện để khẳng định tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta những món quà bất ngờ.

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao

 

17 tháng 2 2016

Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

17 tháng 2 2016

 

53aa2399_1403659161.jpg

Phút giải lao của các chiến sĩ trực chiến trên đảo. Ảnh: A.Đ

(THO) - Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng trên báo Thanh Niên ngày 28 tháng 5 năm 2011, sau sự kiện ngày 26 tháng 5 năm 2011, tầu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp quang thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Bài thơ đã được bạn đọc cả nước mến mộ và nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã phổ nhạc bài hát. Ngày 1-5-2014 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây nên làn sóng phản đối Trung Quốc trong và ngoài nước. Dịp này, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến lại được nhiều người nhắc đến.

Bài thơ có mười khổ, mỗi khổ bốn câu theo thể thơ tự do.  Mỗi câu thơ đọc lên,  ta cảm như có tiếng nấc uất nghẹn, đau xót tận tâm can khi những câu thơ dẫn dắt về khoảng thời gian dằng dặc mấy ngàn năm, máu người Việt tưới xanh cỏ nước Việt,  nhằm chống giặc ngoại xâm để giữ lấy hòa bình và độc lập dân tộc:“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/.../ Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Đọc khổ thơ mở đầu của bài,  ta bỗng nhớ đến câu ca của những người dân biển: “Đến mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”. Tiếng tu hú hằng đêm khắc khoải kêu trên những ngôi mộ gió nhân dân vun lên từ cát ở đảo Lý Sơn, để ghi nhớ những linh hồn hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mấy trăm năm trước, theo lệnh vua ban, vượt ngàn hải lý, lớp cha đi trước, con tiếp bước theo sau, bằng thuyền ván ra trấn giữ Hoàng Sa. Biết bao vọng phu đời này qua đời khác tiễn chồng đi giữ nước mà một đi không hẹn ngày về: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Câu thơ trên đẹp như một bức tranh với những vần thơ chỉ đọc một lần, những hình ảnh bi tráng đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta:“  ... bóng giặc chập chờn”, “ Máu đã đổ...”, “ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Thi pháp của văn chương dù giỏi kỹ năng bao nhiêu trong cách dùng từ,  cũng không thể thoát ra khỏi hiện thực. Chính hiện thực là viên ngọc tỏa sáng hào quang cho ý hay, lời đẹp bay lên. Vì vậy, hình ảnh người lính hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương: “Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân” là một hình ảnh đẹp tráng lệ, không hề mang yếu tố bi lụy hay kém phần dũng khí... Cứ hãy để “hơi thở “ nóng hổi của thời cuộc cho dù  là những ngọn lửa đau đớn thổi vào văn chương, thì văn chương ấy mới thực sự “vị nhân sinh”, mới thực sự hay, đẹp vì sự thật. Với câu:“Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử/ Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”, tác giả chủ định đưa vào nhiều sự kiện lịch sử và dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu gợi tưởng để muốn chúng ta nhớ lại cảnh hàng ngàn chiến thuyền của cánh quân thủy Ô Mã Nhi đã bị quân Đại Việt đánh chìm ở cửa sông Bạch Đằng, 30 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu tấn công nước Việt bằng đường bộ bị đánh tan tác nơi biên giới. Vì muốn cứu Vương Thông mà Liễu Thăng đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa tràn sang nước Việt để rồi  bị chặt đầu ở ải Chi Lăng... Là nước lớn, có lúc họ vỗ về chúng ta,  khi họ tàn sát chúng ta trong quá khứ, cũng có thời họ vừa bắt tay hữu hảo, nhưng rồi lại đem xe tăng và những binh đoàn rầm rập húc đổ mốc biên, tàn sát dân lành, giết bao chiến sĩ khi áo chiến sĩ chúng ta chưa kịp rũ bụi bom ở chiến trường miền Nam, đã vội vàng ra trấn nơi cửa Bắc...

Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người, số phận cả đất nước: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa/ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông”  và: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn”. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, dẫu đã kìm nén, nhưng sóng lòng 90 triệu dân nước Việt đã nổi giận:“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/ Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”. Từ sự kiện Hoàng Sa, không ai biết trước hòn đảo nào của nước Việt Nam sẽ được bình yên trước tham vọng của nước lớn, kể cả đảo Lý Sơn con tú hú vẫn hằng đêm kêu khắc khoải, hay đảo Cồn Cỏ bây giờ con cua đá cũng chẳng thiết rong chơi, đảo Hòn Mê chẳng còn mơ màng nhìn vẻ đẹp Biện Sơn như ngày nào nữa... Tiếng sóng biển Đông đã dội vào ký ức, dội vào tiềm thức và dội vào bao trái tim con dân Việt cũng như những trái tim của tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta nào có ao ước gì hơn Độc lập - Hòa bình - Tự do - Hạnh phúc. Chúng ta muốn bình yên để nỗ lực dựng xây đất nước, tiến kịp các nước anh em, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, không hề muốn bất kỳ một phát súng nào nổ ra trên đất nước Việt Nam nữa, dẫu lòng vẫn đau đáu một niềm: “ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”.

Toàn bộ bài thơ kết lại là niềm thương đau đất nước hàng ngàn năm dày đặc vết thương với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn. Giờ đây tinh thần đó vẫn tràn đầy với khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh chính nghĩa đời đời của dân tộc Việt Nam. Một  khi đã bị dồn ép, thì sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc sẽ chiến thắng tất cả các thế lực mang dã tâm xâm lược. Câu kết trong bài thơ đã nói lên điều đó: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê anh hùng luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.