K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2016

a/ Nước ta đông dân và đa dân tộc:

-Dân số: 85789 nghìn người (1/4/2009).Thứ 13 nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong ĐNam Á.

→TL: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

-KK:Trở ngại cho việc p.triển K.tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chodân…việc làm..

-Dân tộc:54 thành phầnDT,DTViệt(Kinh) 86,2%DScóvai tròquantrọngtrongviệc p.triểnKT-XHnước ta

Các dân tộc thiểu số 13,8 % dân số ,cư trú chủ yếu ở miền núi( trừ người Hoa, Chăm, Khơ me)

Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài.

Các dân tộc luôn đoàn kết trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

-TL: Đa dạng về bản sắc VH và truyền thống DT.Hiện nay chênh lệnh về trình độ và mức sống còn lớn, cần đầu tư phát triển văn hóa kinh tế miền núi hơn nữa.

b/ Dân số nước ta còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ

*DS tăng nhanh đăc biệt vào cuối TK XXđã dẫn đến bùng nổ DS,mỗi năm tăng hơn1tr người

-Dân số nước ta tăng nhanh nhưng không  đều,giữa các thời kì,giữa các vùng( nông thôn thành thi….)

+ Thời Pháp thuộc (trước 1954) dân số phát triển chậm (≥1%)do đời sống của người dân khổ cực….

+ Từ 1954- 1976:DS bùng nổ,gia tăng DS(3-4%)là giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc.Đời sống được nâng cao,tỉ lệ sinh tăng nhanh.

+Từ1976-nay:Từ khi thống nhất đất nước DS phát triển chậm lại(1,3- 2%)do thực hiện c/sách KHHGĐ

-Dân đông, tăng nhanh nên quy mô dân số ngày càng lớn..Mức gia tăng DS hiệnnay có giảm(do thựchiện tốt KHHGD),nhưng còn chậm.

*Gia tăng DS đã giảm nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao vì:Quy mô dân số lớn(dogiai đoạn trước có sự bùng nổ DS ),DS trẻ,số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…

VD:Quy mô dân số 70tr người,gia tăng DS là 1,5% thì tbình mỗi năm DS tăng 105tr n gười.

      Quy mô dân số 84tr người,gia tăng DS là 1,3% thì tbình mỗi năm DS tăng 110tr n gười.

*Nguyên nhânDS tăng nhanh: ĐK sống được nâng cao,Ytế pt,quan niệm lạc hậu,quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…

*Dân số đông, tăng nhanh gây sức ép lớn.

·          Đối với sự phát triển kinh tế:Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành& theo lãnh thổ.Tốc độ tăng trưởng DGP.Vấn đề việc làm (các chỉ tiêu kinh tế /người thấp, mất cân đối giữa cung và cầu do nền kinh tế chưa đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng tích lũy, thiếu việc làm…)

·          Đối với việc phát triển xã hội ( Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. Thu nhập/người thấp, bình quân lương thực /người giảm,tỉ lệ đói nghèo tăng, đầu tư y tế, giáo dục gặp khó khăn,việc làm,nhà ở…).

·          Đối với tài nguyên môi trường:Cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ô nhiễm Mtrường .Không gian cư  trú  chật  hẹp (Nhu cầu sống tăng, tài nguyên bị khai thác mạnh hơn, rác thải khí thải,…chưa xử lí..)

→ Việc đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia  định là vấn đề cấp bách của nước ta.

31 tháng 3 2017

- Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

- Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.



31 tháng 3 2017

- Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

- Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.


20 tháng 9 2019

- Đông dân

   + Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

   + Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Có nhiều thành phần dân tộc

   + Các dân tộc đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, nếp sống tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

   + Tuyệt đại bộ phận người Việt đang sinh sống ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội quê hương.

- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

   + Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.

- Phân bố dân cư chưa hợp lí: làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

5 tháng 2 2016

Đây là câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo : 
-Thuận lợi : tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.
-Khó khăn : gây trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,...

Lề, mình nghĩ câu hỏi là " Phân tích những thuận lợi và khó khăn của NGUỒN LAO ĐỘNG đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?" hơi hẹp nên khó phân tích lắm, nên suy rộng ra và đổi NGUỒN LAO ĐỘNG -> đặc điểm dân số thì câu hỏi sẽ hay hơn, bao quát và dễ trả lời hơn. ^^
 

8 tháng 1 2017

đây là câu trả lời của mk cũng chỉ là mk học wa môn này thôi mong các bạn ko chê

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
- Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta. Tuy nhiên những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.
2. Dân cư và nguồn lao động
- VN là nước đông dân số, dân số tăng nhanh --> nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Dân số trẻ --> lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.
- Dân cư phân bố không đều gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.
3. Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật

27 tháng 1 2016

* Đặc điểm tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng về giống loài và chủng loại:
- Về thực vật: ta có 14624 loài trong đó có 354 loài gỗ, 1500 loài dược liệu, 650 loài rong.
- Về động vật: có 11217 loài trong đó có 265 loài thú, hơn 1000 loài chim, 349 loài bò sát, 2000 loài cá biển, 500 loài cá
nước ngọt, 70 loài tôm, 50 loài cua và 2500 loài nhuyễn thể…
Trong tài nguyên sinh vật có 2 loại tài nguyên có trữ lượng lớn nhất đó là tài nguyên hải sản và tài nguyên rừng.
- Tài nguyên hải sản: do nước ta có vùng biển rộng, lại là vùng biển nóng nên có trữ lượng hải sản khá lớn với tổng trữ
lượng hải sản từ 3- 3,5 triệu tấn/năm. Trong đó khả năng có thể đánh bắt được từ 1,2- 1,4 triệu tấn/năm và sản lượng đánh
bắt thực tế hiện nay được 700 ngàn tấn cá và 50 - 60 ngàn tấn tôm, mực.
- Tài nguyên rừng có những đặc điểm chính sau:
+ Rừng nước ta là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nhiều tầng (có thể từ 3 ® 5 tầng) với dây leo chằng chịt.
+ Rừng nước ta có sinh khối lớn trung bình đạt từ 20 - 30 tấn khô/ ha/năm.
+ Rừng nước ta cấu trúc hệ sinh thái rất phức tạp vì đó là rừng nhiều tầng nên rất mỏng manh. Vì vậy nếu khai thác bừa bãi
thì nhanh chóng bị cạn kiệt.
+ Rừng nước ta phân hoá rất rõ theo chiều cao:

· ở độ cao dưới 500 - 600m là rừng nhiệt đới ẩm với các loài thực vật, động vật rất phong phú điển hình là các loài cây
họ dầu: dổi, de, chò chỉ, hồ đào…mà điển hình như rừng Cúc Phương, rừng Ba Bể. Còn động vật rất phong phú bởi nhiều loài thú,
nhiều loài chim: hổ, bò tót, voi, tê giác…
· Từ độ cao 600 - 1600m là đai rừng cận nhiệt đới với các loài thực vật điển hình: các loài lá kim (thông, pơmu). Còn
động vật vẫn còn khá phong phú nhưng chủ yếu là các loài chồn, cáo, chim…
· Từ độ cao 1600 - 2400m là đai rừng phát triển trên đất mùn Alit trong đó các loài thực vật thì nghèo nàn chủ yếu là các
loài thiết xam, đỗ quyên. Còn động vật rất nghèo nàn và ở đai rừng này đã xuất hiện rừng phấn rêu trên cao hơn nữa thì không còn
rừng.
· Ngoài 3 đai rừng nêu trên nước ta còn một số loại rừng khác nữa đó là rừng ngập mặn ven biển với nhiều loài sú, vẹt,
bần, đước…nhiều loài chim, ong mật và hải sản mà tập trung diện tích lớn nhất ở rừng chàm U Minh (Cà Mau); rừng phát triển trên
nền đá vôi với các loài thực vật chủ yếu là gỗ, trai, nghiến, ôrô…Còn động vật chủ yếu là sơn dương, hươu; rừng Savan chuông bụi
phát triển trên những vùng đất khô hạn ở NThuận và BThuận với các loài thực vật chủ yếu là cây bụi, cây gai, cỏ…Còn động vật
chủ yếu là chim sẻ và các loài gặm nhấm.
· Sự chứng minh trên chứng tỏ tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng và rất giàu về nguồn gen. Nhưng do nhiều
năm bị con người khai thác bừa bãi nên tài nguyên sinh vật nước ta đang có xu thế suy thoái và cạn kiệt nhanh.

* Những giá trị của tài nguyên sinh vật với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
- Giá trị với phát triển kinh tế:
+ Trước hết do tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và rất giàu về nguồn gen như các số liệu nêu trên. Trước
hết đó là các cơ sở tao ra nhiều nguồn nguyên liệu sinh vật để phát triển nhiều ngành công nghiệp khai thác và chế biến như: khai
thác gỗ lâm sản, chế biến bột giấy, sản xuất xenlulô…
+ Tài nguyên sinh vật nước ta có nhiều loài rất quý, có giá trị thương mại cao.
· Ta có nhiều loài thú quý như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng…
· Ta có nhiều loài gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, mật, giáng hương; nhiều loài lâm sản quý khác như song, mây,
mộc nhĩ, sa nhân.
· Nhiều loài chim quý như: yến, công trĩ, gà lao, sến cổ trụi; nhiều loại hải sản quý như cá thu, cá chim, tôm hùm, đồi
mồi, trai ngọc...
· Nhiều loại dược liệu quý: tam thất, sâm quy, đỗ trọng, hà thủ ô…

Những nguồn tài nguyên sinh vật này không những có giá trị to lớn ở thị trường trong nước mà còn có giá trị to lớn với xuất
khẩu thương mại.
- Giá trị đối với môi trường.
+ Tài nguyên sinh vật trước hết là tài nguyên rừng có giá trị to lớn trong việc phòng hộ đó là rừng đầu nguồn, rừng ven biển.
Trong đó rừng đầu nguồn có tác dụng điều tiết mực nước ngầm hạn chế lũ lụt đồng bằng. Còn rừng ven biển có tác dụng chống bão,
cát bay, cát lấn, sói lở bờ biển và chống nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền.
+ Rừng có tác dụng chống xói mòn đất, giữ cân bằng nước, chống gió lạnh, chống gió nóng.
+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong
sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.

3 tháng 2 2016

2. Ý nghĩa của vị trí địa lí :

a) Đối với tự nhiên :

- Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới, gió mùa.

+ Nền nhiệt cao

+ Lượng mưa lớn.

+ Gió mùa Châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.

+ Biển Đông có tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Vì thế thảm thực vật 4 mùa xanh tốt, khác hẳn thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.

- Tạo ra sự đa dạng , phong phú về tài nguyên thiên nhiên.

+ Khoáng sản đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng.

+ Tài nguyên sinh vật phong phú

- Tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, giữa ven biển và hải đảo. Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

- Hạn chế :

+ Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b) Đối với kinh tế, văn hóa và quốc phòng.

- Về kinh tế :

+ Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hảo và hàng không quốc tế với cảng biển và sân bay quốc tế.

+ Nơi giao nhau gặp gỡ của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.

+ Là cửa ngõ biển thuận tiện của một số quốc gia láng giêngf 

+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lí...

- Văn hóa - xã hội :

+ Việt Nam và các quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa - xã hội với mối quan hệ lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Về quốc phòng :

+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam A, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chínhh trị trên thế giới.

+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.

28 tháng 4 2018

Giỏi quá!!!eoeo

5 tháng 3 2017

Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: A

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta rất trẻ:
Theo số liệu thống kê 1/4/1989 dân số nước ta có cơ cấu phân theo độ tuổi như sau:
- Số người dưới độ tuổi lao động chiếm 41,2% tổng số dân.
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,5% tổng số dân.
- Số người trên độ tuổi lao động chiếm 8,3% tổng số dân.

Qua số liệu trên ta thấy:
- Số trẻ em ở nước ta rất đông chiếm gần 50% tổng số dân. Như vậy trung bình cứ 1 người trong độ tuổi lao động thì có gần
1 người dưới độ tuổi lao động.

- Số người trong độ tuổi lao động (từ 16 - 55 đối với nữ và 16- 60 đối với nam) chiếm tỉ lệ cao trên 50% tổng số dân.
Nhưng trong đó số lao động trẻ dưới 45 tuổi chiếm tới trên 70% và lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm 68%. Điều này khẳng định
nguồn lao động ở nước ta cũng rất trẻ.

- Số người già ở nước ta rất ít chỉ chiếm 8,3% điều đó khẳng định tuổi thọ trung bình ở cả nước rất thấp.
Những điều chứng minh trên khẳng định trong cơ cấu dân số cả nước thì có số người trẻ chiếm đa số, số người già rất ít
chứng tỏ dân số nước ta rất trẻ.

* ảnh hưởng của dân số trẻ với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
           + Dân số trẻ trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do chính họ làm ra nhưng thị trường tiêu thụ
này luôn luôn biến động mạnh về nhu cầu tiêu dùng. Điều đó sẽ không những kích thích sản xuất phát triển và kích thích luôn luôn
phải sáng tạo, cải tiến KT công nghệ để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
            + Dân số trẻ cùng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác QT về thương mại và xuất khẩu lao động.
            + Dân số trẻ thì trình độ lao động liên tục được nâng cao có khả năng tiếp thu KHKT nhanh, nắm bắt nhanh KT hiện đại của
TG - là động lực chính thực hiện nhanh chóng CN hoá ở nước ta.
            + Dân số trẻ chắc chắn- nguồn lao động dồi dào đủ khả năng cung cấp sức lao động cho mọi ngành kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng.

- ảnh hưởng tiêu cực:
            + Dân số trẻ thì sẽ có nhu cầu lớn phải được học tập để nâng cao trình độ ® N2 ta phải quan tâm, đầu ta lớn trong việc phát
triển giáo dục, y tế để đào tạo chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ.
            + Dân số trẻ chắc chắn nguồn lao động của họ cũng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu trình độ lao động có tay nghề
giỏi, thợ bậc cao sẽ tác động đến nền kinh tế chậm phát triển.
             + Dân số trẻ chắc chắn sẽ thiếu kinh nghiệm trong tổ chức điều hành xã hội cho nên N2 ta cần phải đầu tư cao để đào tạo các
đội ngũ kế cận cho sự nghiệp quản lý đất nước

 

15 tháng 5 2019

Tích cực:

-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.

-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)

Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.

-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.

- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.

13 tháng 11 2019

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.