K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,...).

- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và Hoàng Sa - Trường Sa.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.

- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,...

b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :

- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...).

- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...).

 

24 tháng 4 2016

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

24 tháng 4 2016

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

26 tháng 1 2016

1. Những những lợi trong việc phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)

- Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

            - Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

            - Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nước ta có khoảng 1,2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

- Thị trường xuấ khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU,…)

2. Những khó khăn chủ yếu

- Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. 

1 tháng 11 2017

Thuận lợi :
Về tự nhiên :
* Đánh bắt :
Có bờ biển dài 3620km thuận lợi cho 28/64 tỉnh thành khai thác kinh tế biển
Sản phẩm phong phú về loài : 2000 loài cá, 100 loài tôm, hàng chục loài mực và hàng ngàn loài vi sinh vật khác
*Nuôi trồng :
Dọc bờ biển có các bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ
Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt.
Khó khăn :
*Thiên tai : chủ yếu là bão.
*một số vùng ven biển thường bị suy thoái, nguồ lợi thủy sản giảm mạnh.
Về Xã Hội
-Nhân dân có tuyền thống đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản, có nhiều kinh nghiệm truyền đời này sang đời khác
-tàu thuyền được nâng cấp, ngư cụ, chế biến được trang bị tốt hơn
-Thi trường tiêu thụ rộng lớn ( Nhật bản, Mỹ, Châu Âu)
-Chính sách khuyến ngư của nhà nước
Khó khăn:
-Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
-Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
-Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế

24 tháng 4 2016

1 : Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất ? :)

=====> TL: Có 5 đới khí hậu: 2 Ôn đới;2 hàn đới;1 nhiệt đới

2. Nước biển và đại dương có mấy vận động? Đó là những vận động nào? Nêu khái niệm các vận động đó và nguyên nhân sinh ra chúng ? Con người đã lợi dụng thuỷ triều để phát triển ngành , nghề gì ? :3

====> Tl: Có 3 vận động đó là: Sóng biển;thuỷ triều;dòng biển

NGuyên nhân: Gió; sức hút của mặt trăng và 1 phàn của maywsj trời.

26 tháng 1 2016

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta. 

- Khu vực sản xuất phi vật chất (dịch vụ) chiếm tỉ trọng thấp hơn khu vực vật chất, nhưng đang có xu hướng tăng liên tục từ 21,8 % (2000) lên 24,5 % (2005).

  - Khu vực sản xuất vật chất (nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng) chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực phi vật chất, nhưng đang có xu hướng giảm liên tục từ 78,2 % (2000) lên 76,5 % (2005). Trong đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh từ 65,1 % (2000) xuống còn 57,3 % (2005); khu vực công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang tăng mạnh từ 23,1 % (2000) lên 18,2 % (2005).

- Ở nước ta có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

 

26 tháng 1 2016

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉ lệ lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng có tỉ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

- Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-mot-so-chuyen-bien-ve-co-c95a9347.html#ixzz3yLPxtRK0

26 tháng 1 2016

1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại  và phát triển của xã hội.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.

- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.

- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.

- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.

2.  Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm

a. Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.  

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

- Nguồn nước:

Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Sinh vật:

Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

- Đường lối chính sách:

            + Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

            + Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

            + Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

b. Khó khăn.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.

- Thị trường lương thực không ổn định.

3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.

a. Thành tựu sản xuấ lương thực

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.

 Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).

            - Năng suất lúa tăng mạnh.

+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.

            + Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.

            - Sản lượng lúa đã tăng mạnh

Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

            - Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.

Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.

b. Phân bố:

* Cây lương thực

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

* Cây thực phẩm

- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).

- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

26 tháng 1 2016

- Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước.

- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo ; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, năng động.

- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xay xát,...).

- Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu,...).

Định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng

- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch,...

 

7 tháng 3 2019

Đồng bằng sông cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước là do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha, rất thích hợp để cây lúa phát triển.

+ Khí hậu cận xích đạo: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ; chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25- 27°C; lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), thích hợp với cây lúa nước.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản xuất lúa.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân số hơn 74,4 triệu người (năm 2006), nên có lao động dồi dào; người dân cần cù, có kinh nghiệm sản xuất lúa, thích ứng nhanh với sản xuất hàng hoá.

+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải đường bộ, đường sông thuận lợi.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lúa rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.



26 tháng 1 2016

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.

- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội.

- Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của thế giới, đặc biệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

9 tháng 4 2016

Ai giúp mình với.

9 tháng 4 2016

Cảm ơn nhiều.!! 

26 tháng 1 2016

1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta

- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)

- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng,  có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…

-  Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.

 2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp

a. Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình:

¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

- Đất trồng:

+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:

Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…

Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.

Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…

+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước:

            + Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.

            + Hệ thống sông ngòi dày đặc.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.

+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.

+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.

+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.

- Chính sách

+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.

c. Khó khăn

- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.

3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.

            Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).

- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở  Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

- Cây công nghiệp hằng năm

+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.

+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.

+ Đay ở đồng bằng sông Hồng

+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

4 tháng 11 2020

hình như đây là CN mà