">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Bài thơ "Qua đèo Ngang" là một bài thơ đã đạt đến chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng khéo léo và tinh tế. Qua bức tranh cảnh vật đèo Ngang lúc chiều tà rộng lớn nhưng hoang vắng đìu hiu, ta cảm nhận được nỗi cô đơn vắng lặng trong tâm hồn con người đang đối diện với thiên nhiên. Kết hợp với đó là nghệ thuật đảo ngữ và từ láy được sử dụng một cách đắc địa. Từ láy “lom khom”, “lác đác” với nghệ thuật đảo ngữ tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật. Ta có thể cảm nhận được cảm xúc buồn thương ập tới tràn vào trong tâm can của bà Huyện Thanh Quan. "Qua đèo Ngang" là một thi phẩm xuất sắc để lại trong người đọc những cảm xúc khó quên, thấm thía nỗi buồn man mác, sự cô đơn, lẻ loi của nhà thơ giữa cuộc đời, giữa thiên nhiên rộng lớn dưới nét bút nghệ thuật sáng tạo. 

9 tháng 10 2018

bạn giúp mk bài văn của mk nha bn

9 tháng 10 2018
 
- Từ tượng hình: Lom khom, lác đác.
Trong bài qua đèo ngang tác giả đã sử dụng từ tượng hình lom khom, lác đác nhằm làm cho bài thơ trở nên xót xa vì hoang cảnh quá lĩnh lặng , cô đơn . Bà huyện thanh quan đã cho chungs ta biết sự cô độc nơi hoang vắng không người , sự xâm lược tàn nhẫn làm mất đi bao nhiêu sinh mạng ,...
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan  
chúc bn hok tốt
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay:

Con cò mày đi ăn đêm
Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.

Về từ ngữ: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo.Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.Bên cạnh đó chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn.

27 tháng 4 2017

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

   + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm

   + Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng

- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

   + Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

   + Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

8 tháng 2 2018

* Giống nhau:

- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.

- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.

* Khác nhau

- Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.

- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thổ lộ nỗi niềm rõ ràng hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nửa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày, không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

14 tháng 9 2023

- Tâm trạng: lẻ loi, cô đơn, nhớ về một thời bình yên, thịnh trị của đất nước.

- Nhà thơ có tâm trạng đó vì nỗi cô đơn nơi đất khách quê người.

5 tháng 3 2018

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời kỳ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bà sáng tác thơ rất ít nhưng hầu hết những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn. Đặc biệt qua hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà, bà đã bộc lộ tài năng độc đáo của mình: sâu lắng, hoài cổ, buồn nhớ trong nỗi niềm tâm sự cùng với nghệ thuật đặc sắc "tức cảnh sinh tình" thật trang nhã, đầy hình tượng.

Trước hết, điểm nổi bật trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" với ngôn ngữ thật quý phái mà đượm buồn. Ở cả hai bài thơ, ta đều bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn. Nếu chứng kiến cảnh hoàng hôn ấy, có lẽ ai cũng có tâm trạng buồn, cảm nhận cái buồn chứ không riêng gì với nhà thơ nữ nhạy cảm như Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, sự vật lại quá vắng vẻ, hoang lạnh, cô đơn. Nếu ở Đèo Ngang, tác giả chỉ thấy:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

thì ở cái buổi chiều hôm nhớ nhà ấy cũng vẫn hoang vắng đến lạnh lùng:

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Đó là âm thanh duy nhất gợi cho ta cảm giác rõ rệt về âm thanh. Ta nghe thấy tiếng ốc nhưng nó lại quá xa xôi: xa đưa, lúc nhặt lúc khoan nghe càng buồn tẻ. Cái âm thanh đó chỉ làm sâu thêm nỗi lạnh lẽo của bà Huyện. Ở cả hai bài thơ, ta cùng bà Huyện chỉ thấy, chỉ nghe được cái quang cảnh buồn vắng ấy, cái âm thanh mơ hồ ấy, gợi một nỗi u hoài mênh mang.

Cả hai bài thơ đều có hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Qua đèo ngang)

Và:

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gò sững mục tử lại cô thôn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Bà Huyện đã sử dụng biện pháp đảo ngữ ở mức cao nhất nhằm làm nổi bật bóng dáng con người trong cảnh, nhưng cảnh vẫn buồn, vẫn cô tịch, vẫn đìu hiu. Bởi vì buổi hoàng hôn là lúc mọi hoạt động của con người đã lắng xuống, không còn sôi động như mọi thời điểm khác. Vả lại, ở đây vắng vẻ quá, chỉ có tiều vài chú, chợ mấy nhà; ngư ông lại ở mãi tận "phố xa"... Vì thế Bà Huyện Thanh Quan không thể vui vẻ, không thể hững hờ trước cảnh được. Mà vì "tức cảnh" bà đã bộc lộ nỗi niềm mãnh liệt nhất và sâu kín nhất trong tâm hồn bà.

Nhưng nỗi niềm tâm sự đó là gì? Đó là nỗi u hoài, nỗi nhớ sâu lắng ẩn trong tâm hồn bà. Bà nhớ về thời xa xưa, thời kỳ vàng son của chế độ phong kiến, thời kỳ mà bà cho là tốt đẹp. Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng. Trước cảnh vật quá phù hợp với tâm trạng mình, bà bộc lộ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỗi miệng cái gia gia

(Qua đèo Ngang)

Bước qua đèo Ngang, vào buổi chiều tịch mịch, bà nghe được tiếng chim quốc kêu và cảm nhận nó ứng với tâm trạng mình. Tâm trạng của người mất nước, luôn níu giữ những hoài niệm xưa? Tiếng cuốc kêu như cũng ứng với tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà, tiếng gọi gửi về đất nước? Còn tiếng gia gia như gợi nhớ niềm thương gửi về cố hương xa xôi. Nhất là trước cảnh chiều tả gợi nhớ này.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Chiều xế bóng, mặt trời sắp từ giã trời xanh, ngay cả những chú chim cũng mỏi cánh, bay về tổ, những người đi đường vội vã về nhà. Chí có Bà Huyện Thanh Quan nhớ lắm, thương lắm, muốn gặp lại cố hương nhưng đành bất lực, bởi vì:

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Bà xa cách với quê hương quá, cũng như xa cách với thời đại ngày xưa. Thế nên khi dừng chân lại ngắm cảnh đèo Ngang, bà đã thổ lộ:

Một mảnh tình riêng ta với ta

Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà và cảnh biết thôi. Bà và cảnh tuy hai mà một bởi vì có chung một tâm trạng. Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa. Chính nét đặc sắc đó về nội dung cũng như nghệ thuật "tức cảnh sinh tình" trong thơ bà đã nâng bà vượt lên, có một phong cách riêng, không thể lẫn vào đâu được với những Hồ Xuân Hương đầy trần tục mà rất Việt Nam, Nguyễn Du mang tư tưởng định mệnh... Tóm lại bà có một phong cách thơ rất đặc biệt.

Qua hai tác phẩm Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Hai bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả. Cả hai mặt nội dung và nghệ thuật hoà quyện vào nhau thật nhuần nhuyễn, điêu luyện, mang một sắc thái riêng biệt, đặc sắc. Điều đó đã giải thích vì sao tuy chỉ có một số ít tác phẩm để lại, bà vẫn được xếp vào hàng ngũ những nữ thi sĩ tài hoa nhất thời đại phong kiến, và cho đến nay, thơ bà vẫn lắng đọng mãi trong lòng người đọc.

5 tháng 3 2018

bn tham khảo

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời kỳ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bà sáng tác thơ rất ít nhưng hầu hết những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn. Đặc biệt qua hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà, bà đã bộc lộ tài năng độc đáo của mình: sâu lắng, hoài cổ, buồn nhớ trong nỗi niềm tâm sự cùng với nghệ thuật đặc sắc "tức cảnh sinh tình" thật trang nhã, đầy hình tượng.

Trước hết, điểm nổi bật trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" với ngôn ngữ thật quý phái mà đượm buồn. Ở cả hai bài thơ, ta đều bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn. Nếu chứng kiến cảnh hoàng hôn ấy, có lẽ ai cũng có tâm trạng buồn, cảm nhận cái buồn chứ không riêng gì với nhà thơ nữ nhạy cảm như Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, sự vật lại quá vắng vẻ, hoang lạnh, cô đơn. Nếu ở Đèo Ngang, tác giả chỉ thấy:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

thì ở cái buổi chiều hôm nhớ nhà ấy cũng vẫn hoang vắng đến lạnh lùng:

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Đó là âm thanh duy nhất gợi cho ta cảm giác rõ rệt về âm thanh. Ta nghe thấy tiếng ốc nhưng nó lại quá xa xôi: xa đưa, lúc nhặt lúc khoan nghe càng buồn tẻ. Cái âm thanh đó chỉ làm sâu thêm nỗi lạnh lẽo của bà Huyện. Ở cả hai bài thơ, ta cùng bà Huyện chỉ thấy, chỉ nghe được cái quang cảnh buồn vắng ấy, cái âm thanh mơ hồ ấy, gợi một nỗi u hoài mênh mang.

Cả hai bài thơ đều có hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Qua đèo ngang)

Và:

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gò sững mục tử lại cô thôn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Bà Huyện đã sử dụng biện pháp đảo ngữ ở mức cao nhất nhằm làm nổi bật bóng dáng con người trong cảnh, nhưng cảnh vẫn buồn, vẫn cô tịch, vẫn đìu hiu. Bởi vì buổi hoàng hôn là lúc mọi hoạt động của con người đã lắng xuống, không còn sôi động như mọi thời điểm khác. Vả lại, ở đây vắng vẻ quá, chỉ có tiều vài chú, chợ mấy nhà; ngư ông lại ở mãi tận "phố xa"... Vì thế Bà Huyện Thanh Quan không thể vui vẻ, không thể hững hờ trước cảnh được. Mà vì "tức cảnh" bà đã bộc lộ nỗi niềm mãnh liệt nhất và sâu kín nhất trong tâm hồn bà.

Nhưng nỗi niềm tâm sự đó là gì? Đó là nỗi u hoài, nỗi nhớ sâu lắng ẩn trong tâm hồn bà. Bà nhớ về thời xa xưa, thời kỳ vàng son của chế độ phong kiến, thời kỳ mà bà cho là tốt đẹp. Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng. Trước cảnh vật quá phù hợp với tâm trạng mình, bà bộc lộ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỗi miệng cái gia gia

(Qua đèo Ngang)

Bước qua đèo Ngang, vào buổi chiều tịch mịch, bà nghe được tiếng chim quốc kêu và cảm nhận nó ứng với tâm trạng mình. Tâm trạng của người mất nước, luôn níu giữ những hoài niệm xưa? Tiếng cuốc kêu như cũng ứng với tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà, tiếng gọi gửi về đất nước? Còn tiếng gia gia như gợi nhớ niềm thương gửi về cố hương xa xôi. Nhất là trước cảnh chiều tả gợi nhớ này.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Chiều xế bóng, mặt trời sắp từ giã trời xanh, ngay cả những chú chim cũng mỏi cánh, bay về tổ, những người đi đường vội vã về nhà. Chí có Bà Huyện Thanh Quan nhớ lắm, thương lắm, muốn gặp lại cố hương nhưng đành bất lực, bởi vì:

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn

(Chiều hôm nhớ nhà)

Bà xa cách với quê hương quá, cũng như xa cách với thời đại ngày xưa. Thế nên khi dừng chân lại ngắm cảnh đèo Ngang, bà đã thổ lộ:

Một mảnh tình riêng ta với ta

Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà và cảnh biết thôi. Bà và cảnh tuy hai mà một bởi vì có chung một tâm trạng. Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa. Chính nét đặc sắc đó về nội dung cũng như nghệ thuật "tức cảnh sinh tình" trong thơ bà đã nâng bà vượt lên, có một phong cách riêng, không thể lẫn vào đâu được với những Hồ Xuân Hương đầy trần tục mà rất Việt Nam, Nguyễn Du mang tư tưởng định mệnh... Tóm lại bà có một phong cách thơ rất đặc biệt.

Qua hai tác phẩm Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Hai bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả. Cả hai mặt nội dung và nghệ thuật hoà quyện vào nhau thật nhuần nhuyễn, điêu luyện, mang một sắc thái riêng biệt, đặc sắc. Điều đó đã giải thích vì sao tuy chỉ có một số ít tác phẩm để lại, bà vẫn được xếp vào hàng ngũ những nữ thi sĩ tài hoa nhất thời đại phong kiến, và cho đến nay, thơ bà vẫn lắng đọng mãi trong lòng người đọc.


16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bức tranh thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiều Phương và "tôi" hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 

Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, em giống như một thiền thần nhỏ, hồn nhiên, trong trẻo, vô tưdafnh tình yêu thương ấm áp cho mọi người xung quanh với những con vật, đồ vật.