K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2022

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!

 

- Vải hôm nay bán mấ

 

- Kém ba xu, dì 

 

- Thế thì còn ăn thua g

 

- Có khéo co mới được một tấm năm x

 

- Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơ

 

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng là

 

Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đa

u.m.i…u.ì!ạ!y?rét và ốm đau.

 

Cảm nhận của ác về hình tượng NV chí phèo trong đoạn trích trên.

 

Giải giúp e cái mọi người 

Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng trong đoạn văn sau:"Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơn rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng trong đoạn văn sau:"Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơn rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!..."                                                                      Trích "Chí Phèo" (Nam Cao) 

0
Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi? a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định đề. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi....
Đọc tiếp
Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi?
a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định đề. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tuỳ ý cho cháu cư xử. Cháu không có quyền lạm bàn tới, tuy đối lại chị cháu cũng như đối lại quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn.
(Khái Hưng, Nửa chừng xuân)
1
1 tháng 2 2017

a, Vế chỉ nguyên nhân (in đậm) cần đặt sau vế chính ( Hắn lại nao nao buồn). Vế in đậm cũng cần gắn với câu sau, vì câu sau chính là câu cụ thể hóa cho một cái gì đó xa xôi.

- Vế chính đặt trước liên kết dễ với những câu đi trước, vế phụ sau liên kết dễ dàng với những câu sau đó

b, Câu ghép, vế chỉ nhượng bộ (tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện) được đặt sau để nhấn mạnh ý cũng như bổ sung

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp.
a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo)
c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra.
Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.

28 tháng 9 2017

Hai câu trên đều đề cập với việc Chí Phèo mong có một gia đình nhỏ

- Khác: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc

+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc

+ Câu a2: đề cập tới sự việc như nó đã xảy ra

Câu b1 và b2:

- Giống: cùng đề cập tới việc “người ta cũng bằng lòng”

- Khác:

+ Câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả, sự việc

+ Câu b2: đơn thuần là đề cập tới sự việc

27 tháng 12 2020

Cảm nhận của anh,chị về đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo:"Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì làm sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người"

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ...
Đọc tiếp

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hẳn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... (Nam Cao)

1
31 tháng 8 2023

Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo...
Đọc tiếp

1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a) Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thẳng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chủng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b)- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ

- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chi?

- Vâng, tôi vẫn định thế...

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

 

(Nguyễn Công Hoan)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo nhe!

a) - Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim.

+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

b) - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ:

+ Cử chỉ: ngọt ngào dỗ.

+ Điệu bộ: bĩu môi.

- Sử dụng những từ biểu cảm (thán từ): Chà!

26 tháng 8 2017

a, Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam- Bắc khác nhau

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (từ “chắc”)

b, Nghĩa sự việc: ảnh mợ Du và thằng Dũng

Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độc cao ( rõ ràng là)

c, Nghĩa sự việc: cái gông tương ứng với tội án tử tù

- Nghĩa tình thái: khẳng định bằng giọng mỉa mai ( thật là)

d, Nghĩa sự việc: nói về việc dọa nạt rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo

Nghĩa tình thái: nhấn mạnh việc mạnh vì liều ( thông qua từ chỉ)

Từ đã đành tình thái diễn tả hàm ý miễn cưỡng công nhận sự thật (mạnh vì tiền)