K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

Để có tiền/ cho/ tôi/ ăn học/, mẹ /làm việc cả ngày lẫn đêm

Trạng ngữ       CN1    VN1      CN2      VN2

Câu 1: Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 2 Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về” thế nhưng khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Sự “tạo điều kiện” hết cỡ của bố mẹ như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 2 Thông thường, trẻ con học mẫu giáo sẽ được bố mẹ “đưa đi đón về” thế nhưng khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên làm phiền người khác quá nhiều trên đường đi học. Sự “tạo điều kiện” hết cỡ của bố mẹ như vậy sẽ giúp con hình thành một thói quen tự giác, tự lập trong chính công việc cá nhân mà không phải phụ thuộc vào bất kì một ai khác. Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc. (Trích Bí mật dạy con tự lập của người Nhật) Văn bản 1 Khi ở nhà hay đi học, ba mẹ Nhật Bản đều chú ý đến việc dạy con tự lập và luôn khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình. Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường: khi mới đến lớp, trẻ phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà; nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng phải thay đồ và giày. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm. Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau… (Trích Bí mật dạy con tự lập của người Nhật) * Chỉ ra phép liên kết câu có trong 2 đoạn 2 của văn bản trên? • Theo văn bản 1, trẻ em ở Nhật phải làm gì để tạo cho mình tính tự lập? • Tại sao tác giả lại cho rằng “Tính tự lập của con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu như bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết cỡ cho làm mọi việc” như văn bản 2 đã đề cập? • Qua hai văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trả lời khoảng 3-5 dòng)

0
Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.

giúp toy câu 3 với:))pls Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người tiếp tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách, người tiếp tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”. Anh không...
Đọc tiếp

giúp toy câu 3 với:))pls

 

Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người tiếp tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách, người tiếp tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”. Anh không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người, rồi lại phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Anh dẫn hai vị khách đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”. Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người tiếp tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người tiếp tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ hoàn thành tốt công việc này. 

-Kornad Hilton – 

 

Câu 2: Theo em, truyền kì về người giám đốc đầu tiên của khách sạn Hilton được bắt đầu bởi tình huống nào? Hãy lí giải vì sao? 

 

Câu 3: Truyền kì có nghĩa là kì lạ, kì ảo. Câu chuyện về người giám đốc đầu tiên của khách sạn Hilton vốn không có yếu tố kì lạ, kì ảo sao vẫn có thể được gọi là truyền kì.

0
Làm dùm toy câu 2,3 với:>cảm ơn nhiều ah Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người tiếp tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách, người tiếp tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem...
Đọc tiếp

Làm dùm toy câu 2,3 với:>cảm ơn nhiều ah

 

Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người tiếp tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách, người tiếp tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”. Anh không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người, rồi lại phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Anh dẫn hai vị khách đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”. Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người tiếp tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người tiếp tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ hoàn thành tốt công việc này. 

-Kornad Hilton – 

Câu 1: Nguyên nhân nào khiến nhân viên lễ tân không muốn hai vợ chồng người khách tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn?

 

 Câu 2: Theo em, truyền kì về người giám đốc đầu tiên của khách sạn Hilton được bắt đầu bởi tình huống nào? Hãy lí giải vì sao? 

 

Câu 3: Truyền kì có nghĩa là kì lạ, kì ảo. Câu chuyện về người giám đốc đầu tiên của khách sạn Hilton vốn không có yếu tố kì lạ, kì ảo sao vẫn có thể được gọi là truyền kì.

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫnđể theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn

để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được

nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)

Câu 5

Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn

0