K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2018

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.

Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.

Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?

Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi. Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.

16 tháng 4 2018

Và câu chuyện chiếc dép của ông đã thành 1 giai thoại, là bài học mà mọi người dân Ấn Độ đến nay vẫn đưa ra làm bài học cho con cháu.

Mahatma Gandhi (1869-1948) có tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi, cái tên Mahatma là người dân Ấn Độ đặt cho ông với nghĩa là "đại nhân", "linh hồn lớn" để biểu lộ sự kính trọng và biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại của họ.

Ông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập của người Ấn Độ, chống lại thực dân Đế quốc Anh và là người tiêu biểu cho phong trào tìm lại nhân quyền trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời, ông luôn đấu tranh chống lại tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Và lối sống giản dị, sâu sắc đó đã đưa ông vào hàng vĩ nhân của thế giới.

Những triết lý của ông đến nay vẫn được hậu thế ghi lại và học hỏi, những câu chuyện nhỏ của ông được viết thành sách và in ra nhiều thứ tiếng, và chúng tôi xin giới thiệu 1 câu chuyện nổi tiếng của ông : "Câu chuyện chiếc dép bị rơi".

Nội dung như sau :

Một lần Gandhi đi công tác bằng xe lửa, và chuyến xe đang chạy với tốc độ rất cao. Đột nhiên tàu rung lắc dữ dội, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người xung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông.

Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc dép còn lại ra ngoài cánh cửa sổ đó, mọi người rất sốc và hỏi ông : "Tại sao ngài lại làm vậy ?".

Gandhi trả lời rất điềm đạm : "1 đôi dép mà mất đi 1 chiếc thì sẽ chẳng làm gì được cả, tôi có giữ lại cũng vô ích, thà rằng tôi ném nó đi để lỡ có ai nhặt được nó, họ sẽ có cả đôi dép và sử dụng được".

Lúc này mọi người đã hiểu ra và cảm phục ông, chỉ trong 1 giây rất ngắn ngủi, 1 con người điềm đạm như Gandhi lại có thể nhanh chóng hiểu ra được điều đó và hành động rất nhanh, thật đáng để học hỏi.

Bài học cho chúng ta :

Trong cuộc sống, rất ít người hiểu ra được lý lẽ đầy tính nhân văn đó, đa phần mọi người đều hành động kiểu "không ăn được thì đạp đổ", chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà gạt bỏ mọi người xung quanh.

Nếu bạn biết cho đi, bạn sẽ được nhận lại, điều đơn giản đó không phải ai cũng hiểu được, ít nhất thì khi những đồ vật, tài sản không còn nhiều giá trị với bạn, nhưng nếu nó được kết hợp, được đưa vào đúng chỗ thì sẽ có giá trị với rất nhiều người.

Những bộ quần áo cũ không mặc vừa của bạn, có thể cứu sống những người khó khăn ở vùng núi giá lạnh, những cuốn sách bạn đã học qua không dùng đến cũng sẽ giúp ích được cho những đứa trẻ không có tiền mua sách...

10 tháng 2 2022

Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi

Em mong anh đã lâu

Như em mong chim phí

Em đợi anh đã nhiều

Như em đợi chim giông

Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:

Một trái dưa chẳng quên

Một trái bắp cũng dành cho nhau

10 tháng 2 2022

Bạn Tham Khảo ặk:)_

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Êđê (klei duê) và của người M’nông (nao m’pring) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Nó vừa là hiện thực cuộc sống là tri thức dân gian về tình yêu lao động, yêu con người, yêu buôn làng, núi rừng. Nó là bài ca đẹp như tiếng chim ca, tiếng suối chảy, tiếng chiêng ngân, giữa núi rừng Tây Nguyên không bao giờ phai mờ.

Người Ê đê đã nói về người có tài duê như sau:

Người có môi thần cho

Miệng thần tạo

Tai dính chặt với đầu

Là người có tài hát kưưt, mmui, ayray

Cũng như các dân tộc khác trên khắp mọi miền đất nước, phần lớn các bài ca của người Êđê, M’nông là những lời tâm tình của trai gái yêu nhau.

Chất liệu để tạo ra các bài duê về tình yêu nam nữ của người Êđê, M’nông bao giờ cũng gắn liền với khung cảnh thiên nhiên quen thuộc, với những vật dụng trong cuộc sống thường ngày của họ: quả dưa, chiếc gùi, chiếc võng, bông nghệ, dòng suối chảy, con chim cu đất… Các bài ca về tình yêu nam nữ thường mượn tự nhiên để nói về con người. Một số chất liệu quen thuộc trong môi trường sống của người Êđê, M’nông đã trở thành biểu tượng trong lời nói vần.

Hình ảnh bông hành, bông nghệ, chim giông tượng trưng cho tình yêu xa cách và mong ước gần nhau của nam nữ Êđê, M’nông:

Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi

Em mong anh đã lâu

Như em mong chim phí

Em đợi anh đã nhiều

Như em đợi chim giông

Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:

Một trái dưa chẳng quên

Một trái bắp cũng dành cho nhau

Và đặc biệt là chiếc vòng - mô típ quen thuộc và phổ biến nhất trong các bài ca dao về tình yêu:

Anh với em

Vòng đã trao

Lời thề giữ trong lòng…

Lúc xa nhau, trai gái Êđê, M’nông có chiếc vòng làm “vật tin”. Chiếc vòng tượng trưng cho sức mạnh tình yêu, là vật hứa hôn có nhiều ở các dân tộc. Đối với nam nữ Êđê, M’nông, chiếc vòng có một sức mạnh ràng buộc đặc biệt. Chiếc vòng là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy sắt son của họ.

Trong tâm trí người Việt vùng đồng bằng, “Cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Còn đối với người Êđê, M’nông, bếp lửa, buôn xưa, bến nước cũng là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí họ. Người đi xa nhớ về buôn làng của mình:

Nhớ cây đa bên suối Êa Dông

Đàn ong đậu làm rung lá

Bến nước của người Êđê, M’nông cũng có vai trò như cái giếng đầu làng của người Việt. Đây là nơi gặp gỡ sớm chiều của các bà mẹ, các cô gái, chàng trai. Chàng trai Êđê, M’nông gặp bạn gái bên bến nước, lúc về nhà tơ tưởng không nguôi:

Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm

Đêm nằm anh càng thương, càng nhớ

Còn cô gái thì ngỡ ngàng:

Ở bến nước của nhà ai

Mà phía trên trong màu ngọc

Mà phía dưới đục màu chì

Như bến nước của Hơ Kung, Y Du

Và mong ước:

Anh lấy nước ăn trầu

Vẽ lên triền núi đen

Bầy chuồn chuồn màu đỏ mây chiều

Đàn bươm bướm màu sương buổi sáng…

Qua tâm tình trai gái, nghệ nhân dân gian đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cao nguyên mang màu sắc huyền thoại. Ở một chỗ khác, tác giả đã khắc họa được bức tranh sinh hoạt chân thực, giản dị, đầm ấm và đậm không khí cộng đồng:

Tôi nghe tiếng kéo sợi đang reo

Thấy cô gái xinh

Lại thấy làn khói thuốc bay

Chàng trai đẹp bước vào

Bếp lửa gian trong chưa tắt ngọn

Các bài dân ca về tình yêu nam nữ thường mượn cảnh sắc thiên nhiên, cảnh tượng nương rẫy để biểu hiện tình cảm con người. Dựa vào các bài ca lao động về thiên nhiên, các cô gái và chàng trai Êđê, M’nông đối đáp với nhau nhằm gửi gắm tâm tình với người yêu, lúc đó tình cảm con người được soi vào thiên nhiên, vào nương rẫy và nương rẫy với thiên nhiên lại vang lên những cung bậc tình cảm của con người.

Ở giữa núi rừng sâu thẳm hoang vu, tiếng hát, tiếng cười của trai gái đi rừng đã làm thức dậy cây cỏ muôn thú. Tiếng những cô gái hái rau xanh bên hai bờ suối nghe ríu rít như đàn chim sẻ. Giọng ca của họ cất lên mới êm ả làm sao, tạo thành một giai điệu tình yêu êm ả:

Hái rau phí anh hỡi

Dọc dòng Krông Bông

Hỡi chàng trai cưỡi voi lên núi

Hãy đợi em đi chặt nõn lơ pong.

Mỗi bước đi của họ, rừng núi lại hiện ra những nét đẹp lạ thường của hoa quả, cỏ cây, chim thú, như nâng niu tình bạn, tình yêu của trai gái buôn làng:

Rừng này sao đẹp quá

Bên trái dây cuốn, dây leo

Bên phải cây nhiều cành, nhiều dóng

Trên ngọn khỉ vượn đùa vui

Thơm nức mùi quả hơ đá

Rộn ràng tiếng chim bang bôi

Hát mừng mùa hoa quả chín.

Nhìn chung, lời nói vần về tình yêu đôi lứa của dân tộc Êđê, M’nông vô cùng phong phú. Nó phản ánh tâm hồn trong sáng, tình yêu cao đẹp và mong ước của họ về một cuộc sống hạnh phúc giàu đẹp của ngày mai.

Chúc Bạn Học Tốt=))

@CaNdYcAnDy:)_

Bữa cơm tối được dọn ra sớm hơn mọi khi vì hôm nay là cuối tuần, bố mẹ tôi đều trở về sớm. Ngày hôm nay, có món mới nem rán, khoai tây chiên…toàn những món tôi thích. Cả nhà ai nấy ăn uống ngon lành và vui vẻ, mẹ kể chuyện ở công ty, bố kể chuyện ở cơ quan. Họ còn bàn nhau sẽ làm cái này cái kia để tăng thêm kinh tế cho gia đình. Mặc dù tôi chẳng hiểu gì nhưng cũng lắng tai nghe từng chuyện một. Mẹ bỗng hỏi tôi: “Hôm nay đi học, có chuyện gì vui hãy kể lại cho mẹ nghe”. Chỉ chờ có thế, tôi ăn chậm lại và háo hức kể cho mẹ câu chuyện ở lớp cho mẹ và bố nghe.

Tôi nhai chậm, mắt nhìn bố mẹ như chuẩn bị khoe khoang một điều gì hứa hẹn sẽ khiến cho bố mẹ vui vẻ. Tôi nói với mẹ: “Trường con đang vào độ cuối kì nên các môn đều đã dạy hết rồi mẹ ạ. Các thầy cô bận làm sổ điểm nên chúng con được chơi nhiều lắm. Hôm nay lớp con với lớp bạn đá bóng với nhau. Các bạn nam đang đá hăng say thì bỗng nhiên trời đổ cơn mưa. Các bạn ấy tính dừng lại mà cuối cùng hăng quá chơi cả luôn trong trời mưa mẹ ạ.

Chúng con đứng hết ra ngoài hiên, cả lớp khối tám khối chín cũng đứng ra ngoài để xem trận bóng đá có một không hai ấy. Một bạn nam to béo như su mô ở lớp B còn cầm hẳn cả chổi và mau hót đứng ra gốc cây cổ thụ gõ ầm ĩ để cổ vũ. Trông buồn cười lắm bố mẹ ạ. Sân trường sỏi đá, có chỗ vẫn có đất nên mưa xuống rất trơn. Mấy bạn đá bóng cứ chạy rồi lại ngã uỵch một cái, nhiều lúc dẫn bóng về đến tận khung thành của đối phương rồi mà trượt chân ngã một cái lại mất bóng. Bố mẹ phải xem cảnh đá bóng ấy thì mới có thể thấy hết được cái thú vị của nó”

Bố mẹ cười nhẹ nhàng rồi bảo “Tụi bay hết trò chơi rồi à mà chơi đá bóng dưới mưa, về ốm cho một trận thì khỏi đá”. Những bố cũng nói “Nhưng phải như thế thì mới có kỉ niệm đúng không con yêu”. Rồi bố mẹ lại bắt đầu kể chuyện về tuổi học trò của bố mẹ. Cả gia đình cùng cười, nhìn bố mẹ, tôi thấy trong lòng mình bình yên lạ.

16 tháng 9 2019

Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.

Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...

Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.

Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!

Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.

Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình.

23 tháng 7 2019

Bài 2:
"Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu,..." Mỗi lần nghe bài hát này em lại nhớ đến ngôi trường mà em từng gắn bó với nó trong suốt 4 năm. Đó chính là ngôi trường mang tên Trung học cơ sở Nguyễn Văn Bá. Đây là ngôi nhà thứ hai của em. Biết bao kỷ niệm, tuổi thơ được cất giấu trong ngôi trường này. Các thầy cô luôn yêu thương học sinh của mình và các bạn học trò cũng mến thầy cô rất nhiều. Nguyễn Văn Bá là tên của một anh hùng liệt sĩ đã đổ xương đổ máu để cho đất nước được hòa bình nên giờ đây chúng em mới có được một sống yên bình. Đây là nơi để cho chúng em tìm đến tương lai sau này. Em xin hứa cho dù có đi đến đâu thì em cũng sẽ không quên mái trường này.

10 tháng 10 2022

vvcmgkjkhkbubvhncmdffjbncnbnf vnvjbn,mcbn jbgnnvjb

2 tháng 9 2016
1.    Mở bài:
 
–    Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
 
–    Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
 
2.    Thân bài:
 
*    Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
 
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
 
–    Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
 
–    Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
 
–    Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
 
–    Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
 
–    Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
 
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
 
–    Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
 
–    Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
 
–    Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
 
–    Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
 
–    Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
 
*    Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
 
–    Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
 
–    Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
 
3.    Kết bài:
 
–    Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
 
–    Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
 

–    Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

25 tháng 9 2019

I. Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

II. Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Ghi lại thái độ của bố mẹ

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

III. Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

9 tháng 12 2021

THAM KHẢO

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn chân sau, cho nhau chân trước”. ... - “Chân trước của lợn ít thịt và không ngon bằng chân sau. Nhưng chân trước nom có dáng, đẹp hơn. Vậy đem biếu chân trước vừa đẹp lòng người được biếu, giữ lại cái chân sau, xấu mã song thực chất lại có giá trị hơn.

9 tháng 12 2021

TK

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn chân saucho nhau chân trước”. ... - “Chân trước của lợn ít thịt và không ngon bằng chân sau. Nhưng chân trước nom có dáng, đẹp hơn. Vậy đem biếu chân trước vừa đẹp lòng người được biếu, giữ lại cái chân sau, xấu mã song thực chất lại có giá trị hơn.

8 tháng 12 2016

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy ( gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- ( Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) ( Tình cảm của em gửi gắm tới con vật , người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

8 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

8 tháng 4 2019

1. Gió thổi là chổi trời

2. Nước chảy đá mòn

3. Trăm rác lấy nác làm sạch 

4.Rắn già rắn lột, người già người chột

8 tháng 4 2019

“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp