K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap Vietjack

 Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam :
Lòng yêu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ:
‐ Trong lòng chú bé Hồng luôn mang hình ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu
và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đã bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay
nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm
bánh, chú vẫn đầy lòng yêu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô
tội.
‐ TRước những lời lẽ thớ lợ thâm độc của bà cô, Hồng không mảy may dao động
“Không đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm
tanh bẩn xâm phạm đến..”. Khi bà cô đưa ra hai tiếng em bé để chú thạt đau đớn
nhục nhã vì mẹ , thì chú bé đầm đìa nước mắt , nhưng không phải chú đau đớn vì
mẹ làm điều xấu xa mà vì “tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ
những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm
…” .Hồng chẳng những không kết án mẹ , không hề xấu hổ trước việc mẹ làm mà
trái lại Hồng thương mẹ sao lại tự đọa đầy mình như thế!
Tình yêu thương mẹ của Hồng đã vượt qua những thành kiến cổ hủ. Ngay từ tuổi
thơ, bằng trải nghiệm cay đắng của bản thân, Nguyên Hồng đã thấm thía tính
chất vô lí tàn ác của những thành kiến hủ lậu đó “ Giá những cổ tục đã đâyd đọa
mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy
mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”Thật là hồn nhiên trẻ thơ
mà cũng thật mãnh lịêt lớn lao! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ
của lòng yêu thương dào dạt đối với mẹ của Hồng.
‐ Cảnh chú bé Hồng gặp lại mẹ và cảm giác vui sướng thấm thía tột cùng của chú
khi lại được trở vè trong lòng mẹ: ở đoạn văn này tình yêu thương mẹ của chú bé
khồn phải chỉ là những ý nhĩ tỉnh táo mà là một cảm xúc lớn lao, mãnh liệt dâng
trào, một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời đã xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm hồn
chú bé.
‐ Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình , chú bé cuống quýt
đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi! …”. Nếu người quay lại không phait là mẹ thì thật
là một điều tủi cực cho chú bé “Khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt
chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã
gục giữa sa mạc”. Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của chú bé đã được thể
hiện thật thấm thía xúc động bằng hình ảnh so sánh đó.
‐ Chú bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, và khi trèo lên xe, chú “ríu cả chân lại”
.
Biết bao hồi hộp sung sướng và đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuồng quýt ấy.
Và khi được mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì chú lại “òa lên khóc và cứ thế nức nở”.
Dường như bao nhiêu đau khổ dồn nén không được giải tỏa suốt thời gian xa mẹ
đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ òa…
‐ Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ , mẹ chú hiện ra xiết bao
thân yêu, đẹp tươi “với đôi mắt trong và nước da mịn , làm nổi bật màu hồng của
hai gò má”. Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng tận hưởng khi được sà vào
lòng mẹ, cảm giác mà chú đã mất từ lâu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,
đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi
bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Chú
bé còn cảm nhận thấm thía hơi mẹ vô cùng thân thiết với chú “Hơi quần áo mẹ tôi
và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ
thường”
‐ Từ cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm trong lòng mẹ, nhà văn nêu
lên một nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên
đời: “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của
người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng
cho, mới thấy người mẹ có
một êm dịu vô cùng”. Dường như mọi giác quan của chú bé như thức dậy và mở
ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực , êm dịu khi ở trong lòng mẹ.
Chú không nhớ mẹ đã hỏi gìvà  chú đã trả lời những gì. Câu nói ác ý của bà cô hôm
nào đã hoàn toàn bị chìm đi.

19 tháng 2 2022

Bài viết có thể hơi không hay vì lâu Ah không học , có gì sai sót Xuân Huy cứ góp ý kiến !!!

" Trong văn học hiện đại nước ta có không ít các nhà văn đã thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ, chưa có nhà văn nào diễn tả tình mẹ con 1 cách chân thật và sâu sắc, thắm thiết như dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những rung động, cực điểm của 1 linh hồn trẻ dại (Thạch Lam) qua đoạn trích "trong lòng mẹ" .Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Để nói hết về tình cảm của bé Hồng thì không thể nói xuể . Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ thật sâu năng làm sao , không thể đo đếm .Có thể nói đoạn trích "trong lòng mẹ" đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

23 tháng 10 2019

- Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:

+ Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.

+ Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

- Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.

14 tháng 9 2018

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

8 tháng 10 2016

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

8 tháng 10 2016

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

25 tháng 12 2019

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

1
19 tháng 2 2019

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.