Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
- Mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 và đặc trưng sinh thái của mỗi loài cây nhất định.
- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều. Nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên, nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:
Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.Khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnhTại trị số nồng độ CO2 thích hợp, Khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng.Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra sự phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…)
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sống đến tuổi thọ của con người: Các yếu tố môi trường sống có tác động lớn đến tuổi thọ của con người. Các yếu tố như chế độ ăn uống, luyện tập, môi trường sống, lối sống,… đều gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, các vấn đề sức khỏe,… của cơ thể, do đó tác động kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ.
- Ví dụ:
+ Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt,… giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.
+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khỏe mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
+ Thái độ sống tích cực, lạc quan, lối sống lành mạnh, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy,… giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
+ Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng xạ, thuốc trừ sâu,… giúp cơ thể khỏe mạnh, sống lâu.
Ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.
Nhân tố ngoại cảnh | Ví dụ |
---|---|
Nhiệt độ | Cá rô phi Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 5,6°C và trên 42°C. Sinh trưởng và phát triển thuận lựi ở 20 – 35°C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống 16 – 18°C, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. |
Thức ăn | Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người. Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc. |
Ánh sáng | Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. |
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI.
1. Thức ăn
Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.
Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật .
Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì
2.Nhiệt độ
Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
+ Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt độ môi trường là 16-18oC thì cá rô phi ngừng lớn và ngằng đẻ.
+ Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.
3.Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt
Tham khảo!
Ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở gia súc:
- Chế độ dinh dưỡng: Nếu chế độ ăn của gia súc thiếu protein thì vật nuôi sẽ chậm lớn và gầy yếu.
- Điều kiện môi trường: Khi trời lạnh, nếu trâu, bò không được bổ sung thêm thức ăn thì sự sinh trưởng của chúng sẽ giảm, do chúng mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Tác nhân gây bệnh: Ở trâu, vi khuẩn Pasteurella multocida type B gây ra bệnh tụ huyết trùng. Trâu bị bệnh có triệu chứng sốt, chảy dịch mũi, nước dãi, ho,… Làm giảm sự sinh trưởng của trâu, thậm chí là chết.
Đáp án A
Các phát biểu sai là:
I sai, nếu cường độ ánh sáng vượt qua mức thuận lợi thì cường độ quang hợp sẽ giảm
Đáp án C
Phát biểu đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là C.
A sai, ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbohidrat ; ánh sáng xanh kích thích tổng hợp protein.
B sai, các tia sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới cường độ quang hợp.
D sai, khi cường độ ánh sáng quá cao thì cường độ quang hợp giảm.
Đáp án A
A- sai, vì cường độ ánh sáng quá mạnh, vượt quá khả năng hấp thụ của thực vật sẽ làm cường độ quang hợp giảm.
B- đúng
C- đúng
D- đúng
I. ÁNH SÁNG:
Anh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
1. Cường độ ánh sáng:
- Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.
2. Quang phổ ánh sáng:
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).
- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím)
II. NỒNG ĐỘ CO2:
- Tăng nồng độ CO2 à tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hoà CO2 .
- Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp)
III. NƯỚC:
- Khi cây thiếu nước từ 40 à 60 % thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
- Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
IV. NHIỆT ĐỘ:
- Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau:
+ Thực vật vùng núi cao, ôn đới là _ 50oC,
+ Thực vật nhiệt đới là 4 à 8 oC.
- Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau:
+ Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 12oC
+ Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58oC
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:
+ N, P, S : tham gia tạo thành enzim quang hợp.
+ N, Mg : tham gia hình thành diệp lục.
+ K : điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
+ Mn, Cl : liên quan đến quang phân li nước.
VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:
- Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.
- Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh à đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông.
- Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô