">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Tham khảo

Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng những hình ảnh tự nhiên, giản dị mà gợi cảm:

“Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc”.

+ Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím biếc”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế.

+ Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng. Với sắc màu tím biếc mang nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc trên dòng sông xanh – cái hài hòa, tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát, say người của thiên nhiên ban tặng.

- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn sắc màu mà còn rộn rã âm thanh:

“Ơi con chim chiền chiện

  Hót chi mà vang trời”.

Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian mùa xuân cao vời và trong lành. Với từ cảm thán “Ơi” và lời hỏi “Hót chi”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân giàu chất thơ.

- Trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, cảm xúc của thi nhân được gợi tả bằng những câu thơ giàu chất tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

+ Đây là một hình ảnh đẹp – đẹp trong cách diễn đạt cảm xúc một cách tự nhiên, giản dị mà giàu sức biểu cảm. “Giọt long lanh rơi” có phải giọt sương, giọt nắng, giọt mưa, hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức sống mùa xuân có sắc màu lóng lánh? Rõ ràng, âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã được hữu hình, hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác. Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thi nhân vận dụng tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng phong phú.

+ Trong cảm xúc của nhà thơ, âm thanh tiếng chim đồng nội trở thành giọt vui, giọt hạnh phúc ở đời đáng được nâng niu, trân trọng, để rồi: “Tôi đưa ta tôi hứng”. Lập lại hai lần đại từ “tôi” trong câu thơ năm chữ trở thành nhịp 3/2 cùng cử chỉ “hứng” đã diễn tả chân thực tâm trạng say sưa, ngây ngất của con người trước cảnh đất trời vào xuân.

=> Nói rằng “thi trung hữu họa”, ”thi trung hữu nhạc”, ”thi trung hữu tình”, ta thấy bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được gợi ra từ những câu thơ như thế - một bức tranh mùa xuân thật thơ mộng, thật quyến rũ lòng người!

2 tháng 4 2020

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:

"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

#tham khảo#

chúc bạn học tốt

22 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: D

18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ năm của bài thơ:



Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

 

 

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, khổ thơ năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

 

18 tháng 3 2021

Trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã thể hiện những khát vọng cống hiến bất chấp thời gian của mình và điều ấy được thể hiện rõ qua khổ thơ:

     '' Một mùa xuân nho nhỏ

       Lặng lẽ dâng cho đời

       Dù là tuôi hai mươi

       Dù là khi tóc bạc"

Ở những khổ trên tác giả đã thể hiện ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng nhưng lại được tác giả âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời". Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là một cách nói khiêm tốn, chân thành và là cách sống đẹp. Thanh Hải đã thể hiện sự cống hiến lặng lẽ, thầm lặng làm nên vẻ đẹp cuộc đời; cũng như nếu không có những mùa xuân nhỏ thì sẽ không có mùa xuân lớn của cuộc đời. Những ước nguyện của ông không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục bất chấp thời gian để cống hiến:

     "Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc"

Bằng cách sử dụng điệp ngữ "dù là" đã khiến cho âm điệu của câu thơ thêm tha thiết và sâu lắng hơn. Sự cống hiến cho cuộc đời của tác giả là bất chấp thời gian dù "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" và ngay cả trong giây phút cuối đời, những khát vọng hòa nhập vào cuộc sống càng đáng trân trọng hơn. Qua đây, nhà thơ đã thể hiện được ước nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưung rất khiêm nhường bất chấp thời gian, tuổi tác, nghịch cảnh và rất đáng được trân trọng

5 tháng 3 2022

Em vào đây tham khảo nhé:

Bài văn Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, v

5 tháng 3 2022

TK

Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.

 

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!

Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.

Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!

Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.

Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

 

Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.

Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm xôn xao tâm hồn người đọc bởi nguyện ước chân thành mà khiêm tốn của nhà thơ. Đẹp hơn cả là đó nào phải nguyện ước của riêng Thanh Hải, mà nó còn là nguyện ước của rất nhiều người đang âm thầm lặng lẽ hi sinh cho đời. Đọc những vần thơ trên, ta tự nhủ phải làm gì mới không hổ thẹn với những người đã đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm với Tổ quốc thiêng liêng? Điều đó nằm ở những suy nghĩ và hành động ngày hôm nay của bạn!

5 tháng 3 2022

Em vào đây tham khảo nhé:

Top 9 mẫu cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay - HoaTieu.vn

10 tháng 3 2021

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên:

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

 Bốn câu thơ đầu được nhà thơ Thanh Hải khắc họa hiện lên thật tươi đẹp . Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Ta có thể thấy đó là một trỗi dậy mãnh liệt của một tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống luôn thường trực. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hình ảnh hoa và chim còn xuất hiện ở khổ thơ thứ tư trong bài thơ, như chứa đựng những khát vọng cao đẹp của nhà thơ được cống hiến cho cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ. Ta có thể liên tưởng đến bài thơ "Một khúc ca xuân" của nhà thơ Tố Hữu cũng có nội dung tương tự "Nếu là con chim, chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không có trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình". Tóm lại, khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên và bức tranh mùa xuân - mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế mông mơ , hiện lên thật tươi đẹp.

Thành phần phụ chú :mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế mông mơ

Câu bị động :  Bốn câu thơ đầu được nhà thơ Thanh Hải khắc họa hiện lên thật tươi đẹp .