Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tucj ngữ
Học thầy ko tày học bn
Ko thầy đố mày làm nên
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”
- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.
- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.
Bài làm :
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)
#Hoa_2008
trạng ngữ chỉ phường tiên thì :
nó thường có từ bằng
từ 1 sự việc nào đó thì sẽ dẫn đến 1 hậu quả như mong đợi
VD: Tôi đến trường bằng xe đạp
trạng ngữ chỉ cách thức thì
chỉ từng bước để thực hiện 1 hành động nào đó .
VD: Tôi nằm dài ra nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh hiện ở
trên trời .
Chắc z đó là mik tự nghĩ
~~hok tốt ~~
Câu rút gọn là dụng ý nghệ thuật để tránh lặp, thừa ý.
Câu sai ngữ pháp là lỗi.
Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.
Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:
- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.
- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.
Chúc bạn học tốt
1/.Sự khác nhau :
* Khái niệm
- Là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng)
- Thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông).
* Nội dung
- Tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).
- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
* Cách dùng
- Tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
- Thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
2/.Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
- Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan
- Đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.
1/.Sự khác nhau :
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
2/.Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.